Thay vì chật vật trên đường bộ, nhiều người chọn đi tàu điện sáng đầu tuần

Thứ hai, 08/11/2021 15:36
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng nay (8/11) là ngày thứ 3 tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông khai thác miễn phí, cũng là ngày đầu tuần làm việc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội

Trên chuyến tàu xuất phát tại ga Yên Nghĩa lúc 7h45, ghi nhận của PV cho thấy, số lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông giảm mạnh so với hai ngày trước, song, lượng hành khách là người đi làm lại tăng đáng kể, chiếm khoảng 60% tổng khách đi tàu.

Trên chuyến tàu xuất phát tại ga Yên Nghĩa lúc 7h45, ghi nhận của phóng viên cho thấy, số lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông giảm mạnh so với hai ngày trước, song, lượng hành khách là người đi làm lại tăng đáng kể, chiếm khoảng 60% tổng khách đi tàu.

Chị Phạm Thị Giang, một nhân viên công ty logistics cho biết, sau lần đi thử đường sắt đô thị, chị đã quyết định lựa chọn phương tiện này để di chuyển đến chỗ làm đầu đường La Thành hàng ngày. “Tôi ở chung cư CT2 ngay sau BX Yên Nghĩa, để đi tàu Cát Linh - Hà Đông, tôi sẽ đi xe cá nhân ra bến xe gửi với phí 5.000 đồng/ngày. Thông thường, đi xe máy trong giờ cao điểm, thời gian đến chỗ làm là 45 phút nhưng đi tàu trên cao chỉ mất gần 30 phút (tính cả thời gian gửi xe)”, chị Giang chia sẻ.

Trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông sáng nay dễ dàng nhận thấy có rất nhiều nhân viên văn phòng.

Quá trình di chuyển trên tàu, hành khách và người đi làm tỏ ra khá thoải mái

Ngày đầu tuần, anh Hùng, một nhân viên Marketing làm việc tại đường Thái Hà cũng lựa chọn tàu đường sắt đô thị trên cao làm phương tiện di chuyển. "Quá trình đi thử trước đó cho thấy thời gian di chuyển từ ga Hà Đông đến ga Thái Hà, gần chỗ làm của tôi chỉ còn 10 phút so với 20 phút trước đây. Quãng đường từ nhà ra ga cũng chỉ mất 5 phút đi bộ, khá tiện lợi", người dân này chia sẻ.

Những bước chân vội vã lên chuyến tàu để kịp giờ làm.

Theo quan sát, các ga: Hà Đông, Văn Quán, Vành đai 3, Thái Hà,...
có lượng hành khách lên xuống tương đối đông.

Anh Ngô Long Hải dù có nơi làm việc ở tận đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội (cách ga Cát Linh gần 3km), song, vẫn quyết định đi từ nhà cạnh ga La Khê đến ga Cát Linh và tiếp tục bắt xe ôm đến chỗ làm. Nếu chi phí hợp lý tôi sẽ đi tàu trên cao thường xuyên để tiết kiệm thời gian đi lại thay vì chật vật đi ô tô mất hàng tiếng đồng hồ trong giờ cao điểm như mọi khi", anh Hải nói.

Dòng người và phương tiện đông nghẹt bên dưới tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông 

Đáng nói, buổi sáng đầu tuần, trong khi hàng trăm hành khách thoải mái đi tàu trên cao đến chỗ làm thì hàng nghìn người khác phải nhích từng mét một ở cung đường dưới thấp trong giờ cao điểm.

So sánh thời gian di chuyển của tàu Cát Linh - Hà Đông và xe máy cá nhân trên cùng một cung đường, cùng giờ xuất phát, ghi nhận của PV cho thấy, thời gian đi tàu luôn giữ mức ổn định 23 phút trong khi thời gian đi xe máy mất tới 50 phút do gặp nhiều điểm đen ùn tắc: ngã tư Quang Trung - Văn Phú, Trần Phú - Học viện An ninh, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Ngã Tư Sở,…     

 

Trước đó, PV cũng làm phép so sánh tương tự trong ngày Chủ nhật (7/11), thời gian di chuyển trong thời điểm không xảy ra ùn tắc của xe máy là 31 phút, chậm hơn 8 phút so với tàu Cát Linh - Hà Đông do phải dừng chờ hàng chục đèn tín hiệu.

8h20 sáng, ga Cát Linh vẫn đông đúc hành khách chờ đợi đi tàu

Bên cạnh đối tượng là người đi làm, tham gia trên các chuyến tàu buổi sáng nay
vẫn có nhiều tốp khách tham quan, trải nghiệm trong thời gian được phục vụ miễn phí.

Để đảm bảo an toàn cho hành khách, từ sáng nay, ga Cát Linh đã bố trí hàng barie chắn tại khu vực lên tàu

Nhân viên tại ga thường xuyên quan sát, nhắc nhở để người đi tàu không vào khu vực nguy hiểm khi tàu đến

Kết thúc chuyến đi, hành khách được nhân viên ga hướng dẫn tỉ mỉ cách trả thẻ đi tàu trước khi ra về

​​​​​​​

Công tác khai báo y tế đối với hành khách được duy trì nghiêm ngặt tại các ga

 

hoavt

Nguồn: Báo Giao thông

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)