Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chú trọng chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics

Thứ sáu, 02/06/2023 08:04
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhân lực là yếu tố then chốt giúp ngành logistics Việt Nam phát triển và xứng tầm khu vực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng lao động trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế của ngành.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (UTH) tự hào là trường đại học đầu tiên đào tạo về logistics. Năm 2007, UTH xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức (VTĐPT). Năm 2008, Trường bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành Quản trị Logistics và VTĐPT ở trình độ đại học chính quy.

Sinh viên và học viên UTH thường xuyên được tham quan thực tế 

Cho đến nay, với các chương trình đào tạo từ chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao, chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh và chương trình liên kết quốc tế, UTH hiện là trường có chương trình đào tạo nguồn nhân lực logistics đa dạng nhất khu vực phía Nam. Rất nhiều sự lựa chọn, ở UTH, Logistics không chỉ là một ngành thiên về kinh tế mà sẽ là cơ hội cho các bạn yêu thích các chuyên ngành về kỹ thuật vẫn có thể học Logistics.

UTH Logistics Competition 2022 - Sân chơi học thuật dành cho sinh viên ngành Logistics

Sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi học thuật

Nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và góp ý từ các hiệp hội logistics, vận tải biển. Quá trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp cho sinh viên có điều kiện thực tập thực tế trong thời gian dài.

Trường đặc biệt quan tâm tới các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng số và kỹ năng cảm xúc, lược bỏ những môn học cơ sở không liên quan tới chuyên ngành nhằm tăng thời lượng các môn học quan trọng. Chương trình đào tạo thực tế, cập nhật và đổi mới, xây dựng theo chuẩn trong nước và quốc tế.

Các doanh nghiệp ngành logistics tổ chức ngày hội tuyển dụng tại UTH
để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường chú trọng đầu tư về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất; liên tục cập nhật kiến thức Logistics quốc tế; đa dạng trải nghiệm học tập, tham quan thực tế tại doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng mềm, hợp tác đào tạo song ngành nghề logistics. Đặc biệt, sinh viên chương trình 100% tiếng Anh sẽ sở hữu 2 chứng chỉ FIATA có giá trị toàn cầu. Đây là lợi thế rất lớn cho sinh viên chương trình này sau khi tốt nghiệp.  

UTH và Hội đồng đào tạo nghề ngành Logistics ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác

Đến năm 2030, Việt Nam cần 2 triệu lao động ngành logistics

Ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 175 QĐ-TTg, trong đó nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Đề án Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là một trong 49 chương trình, đề án trọng tâm phát triển kinh tế TP.HCM.

Tại Hội thảo Cập nhật xu hướng phát triển công nghệ số trong ngành logistics - Đào tạo và thực tiễn, ngày 8/10/2022, do Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động và Thương binh - Xã hội) cho biết, dự báo đến năm 2025, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực trình độ cao trong ngành logistics.

Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam dự kiến sẽ thiếu đến 2 triệu lao động.

Tính đến tháng 10/2021, cả nước có 936 trường cao đẳng và trung cấp. Trong số đó, có 54 trường cao đẳng và 11 trường trung cấp đào tạo nghề logistics với chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng là 3.560 sinh viên cao đẳng và 2.815 học sinh trung cấp. Mặc dù tổng số 6.375 sinh viên ngành logistics được đào tạo tại thời điểm này đã tăng so với các năm trước, nhưng so con số hơn 1 triệu nhân lực ngành cần cho đến 2025 thì đây vẫn là sự thiếu hụt rất lớn.

Phân bổ 49 trường ĐH đào tạo logistics (Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2021)

Logistics được xem là ngành xương sống của toàn nền kinh tế. Tăng cường đào tạo và đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực cho ngành này cần thiết để tăng cường sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

 

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Nguồn: Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)