Sáng 16/4, tại Hội trường Bộ GTVT, Vụ Môi trường đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giao thông tiếp cận giai đoạn 2006 -2008. Lãnh đạo các Cục Hàng Không, Đăng Kiểm, Đường Bộ, Đường Sắt, và các Vụ tham mưu cùng đại diện Sở GTVT TP Hà Nội, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã tham dự. Thứ trưởng Trần Doãn Thọ đã tới dự và phát biểu ý kiến với Hội nghị.
Sáng 16/4, tại Hội trường Bộ GTVT, Vụ Môi trường đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giao thông tiếp cận giai đoạn 2006 -2008. Lãnh đạo các Cục Hàng Không, Đăng Kiểm, Đường Bộ, Đường Sắt, và các Vụ tham mưu cùng đại diện Sở GTVT TP Hà Nội, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh... đã tham dự. Thứ trưởng Trần Doãn Thọ đã tới dự và phát biểu ý kiến với Hội nghị.
Thứ trưởng Trần Doãn Thọ phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Giao thông tiếp cận được hiểu là một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận lợi và an toàn không chỉ cho người bình thường mà còn cho người khuyết tật, người cao tuổi và người có khó khăn khác trong hệ vận động của cơ thể khi tham gia giao thông. Như chúng ta đều biết, trên thế giới, giao thông tiếp cận đã được ứng dụng từ hơn 30 năm qua ở nhiều nước, từng bước đã tạo ra một xã hội hoà nhập, không vật cản và vì quyền của con người. Tuy nhiên đối với Việt Nam, có thể nói đây là một lĩnh vực mới. Dù vậy, Bộ Giao thông vận tải trong những năm qua cũng đã có nhiều nỗ lực để phát triển lĩnh vực này và giao thông tiếp cận tại Việt Nam đến nay đã có những chuyển biến lớn, tích cực.
Vụ trưởng Vụ Môi trường Chu Mạnh Hùng báo cáo kết quả chương trinh giao thông tiếp cận
Ngay từ năm 2004, Bộ GTVT đã chủ động có phiên họp, thảo luận với Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt nam và đại diện Hội người tàn tật Việt Nam để tìm hiểu phân tích khả năng có thể tạo điều kiện để người tàn tật tham gia giao thông và xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng môi trường giao thông công cộng cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Trong hệ thống văn bản pháp quy và hệ thống tiêu chuẩn ngành đã có những điều khoản giúp người khuyết tật có thể tiếp cận các hệ thống giao thông công cộng. Các chương trình nghiên cứu, chế thử các phương tiện giao thông như xe buýt, toa xe đã được thực hiện.
Thử nghiệm hệ thống giao thông tiếp cận trên xe buýt tại TP. Hồ Chí Minh
Trong 2 năm vừa qua, thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời duy trì sự hợp tác với Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã giao nhiệm vụ tiếp tục triển khai chương trình giao thông tiếp cận cho Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, các Sở GTVT Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Trường Đại học GTVT Hà Nội và các cơ quan có liên quan. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đều đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện và đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Phạt biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Trần Doãn Thọ đã biểu dương sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị tham gia chương trình. Thứ trưởng cũng hi vọng "với những kết quả đã và chưa đạt được, Hội nghị sẽ trao đổi và rút ra được những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục triển khai chương trình giao thông tiếp cận có hiệu quả, làm hết sức mình để người tàn tật, người già yếu được đi lại, tham gia giao thông thuận tiện, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam."
BBT