Đối thoại các quan chức giao thông cấp cao ASEAN - EU lần thứ ba

Thứ năm, 20/06/2019 16:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 20/6, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ STOM 47, các quốc gia thành viên ASEAN đã có buổi đối thoại, trao đổi với Liên minh châu Âu (EU).

EU báo cáo tóm tắt về Chiến lược kết nối châu Âu và châu Á, 
đặc biệt là tiến độ triển khai các dự án với khu vực ASEAN

Tại buổi làm việc, phía EU đã báo cáo tóm tắt với Hội nghị về Chiến lược kết nối châu Âu và châu Á và đặc biệt là tiến độ triển khai các dự án với khu vực ASEAN.

Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch STOM 47, báo cáo tóm tắt với Hội nghị về tiến trình hội nhập ASEAN trong lĩnh vực giao thông.

Thông qua đối thoại, các quốc gia thành viên ASEAN và EU thống nhất tiếp tục chia sẻ thông tin về chương trình liên quan đến vận tải ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4IR) cũng như các sáng kiến và các đự án đang được triển khai như Hệ thống giao thông thông minh (ITS), phương tiện tự hành và Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu.

Đại diện của Dự án E-READI tóm tắt Hội nghị công tác triển khai chương trình E-READI về hệ thống giao thông thông minh và an toàn đường bộ (ITS), bao gồm các khuyến nghị từ Nghiên cứu đã hoàn thành về Phân tích, Chính sách và Chương trình về An toàn đường bộ và Đánh giá nhu cầu đào tạo về an toàn đường bộ trong ASEAN và tiến trình nghiên cứu về hài hòa hóa quy định an toàn đường bộ với quy định của Liên hợp quốc dựa trên phân tích tai nạn trong ASEAN.

Tại Hội nghị, Ban thư ký ASEAN báo cáo tóm tắt Hội nghị về kết quả của năm đầu tiên triển khai Dự án hàng không dân dụng ARISE Plus và về tiến trình thực hiện vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS), là các dự án thuộc thành phần 5 và 3 của theo Chương trình Kết nối khu vực ASEAN (ARISE) Plus do EU hỗ trợ. Cuộc họp đặc biệt lưu ý về:

Chương trình Tạo thuận lợi Giao thông của ARISE Plus, các hoạt động trong Kế hoạch hoạt động thường niên đầu tiên (AWP1) đã được tiến hành, cụ thể là: Hỗ trợ cho việc vận hành AFAFGIT thông qua việc chuẩn bị cho Chương trình thí điểm quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) tại Malaysia, Singapore và Thái Lan; Hỗ trợ xây dựng dự thảo Khung triển khai AFAMT và Kế hoạch hành động khu vực của nó; Hỗ trợ triển khai CBTP ASEAN.

Các hoạt động trong Kế hoạch hoạt động hàng năm lần thứ 2 (AWP2) sẽ được triển khai trong giai đoạn 2019-2020, bao gồm: Hỗ trợ triển khai AFAFGIT, AFAFIST, AFAMT và ASEAN CBTP, Phát triển nền tảng trực tuyến cho AFAMT và ASEAN CBTP cũng như tham quan học tập tại EU để tìm hiểu các hoạt động vận tải đa phương thức từ các nước EU và triệu tập đối thoại với các chuyên gia từ EC DG MOVE.

 Kế hoạch hoạt động tổng thể (tháng 1/2018 - tháng 12/2021) của ARISE Plus về hàng không dân dụng đã được xem xét bởi Nhóm Công tác Vận tải Hàng không ASEAN và đã được phê duyệt bởi Ban chỉ đạo Dự án ARISE Plus. Các hoạt động của dự án được chia thành năm kết quả dự kiến: Nâng cao năng lực pháp lý và tiêu chuẩn an toàn; Thiết lập một cơ chế để tạo điều kiện công nhận lẫn nhau về phê duyệt, chứng chỉ và giấy phép; Hỗ trợ tăng cường năng lực của từng quốc gia thành viên ASEAN và theo các tiêu chuẩn ICAO và các thông lệ được khuyến nghị; Hỗ trợ nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý không lưu thông qua việc thực hiện Kế hoạch tổng thể quản lý không lưu (ATM) ASEAN với mục tiêu đạt được một bầu trời ASEAN liền mạch; và Hỗ trợ tăng cường hợp tác ASEAN-EU trong vận tải hàng không, bao gồm các cuộc thảo luận về Thỏa thuận ASEAN-EU toàn diện về vận tải hàng không.

Vào năm đầu tiên, dự án đã tiến hành 15 hoạt động trong kế hoạch năm 2018: Các hội thảo/hoạt động bao gồm các lĩnh vực liên quan đến Đánh giá an toàn của nhà điều hành nước ngoài ASEAN (AFOSA), xây dựng các giao thức thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Cấp phép phi hành đoàn chuyến bay (FCL), thực hiện Kế hoạch tổng thể quản lý không lưu ASEAN.

Kế hoạch làm việc chi tiết năm 2019 (năm thứ hai), đã được phê duyệt tạm thời tại Cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án ARISE Plus được tổ chức vào ngày 25/4/2019 tại Langkawi, Malaysia.

Về Chương trình E-READI, một số hoạt động đã được tiến hành, cụ thể: Hội thảo EU-ASEAN về An toàn đường bộ từ ngày 31/1 đến 1/2/2019 tại Brussels, Bỉ đã thảo luận và trao đổi bài học và thực tiễn giữa các quốc gia thành viên ASEAN và EU về an toàn đường bộ; hoàn thành nghiên cứu Phân tích khoảng cách về thống kê, chính sách và chương trình về đánh giá nhu cầu đào tạo và an toàn đường bộ trong ASEAN vào tháng 3/2019. Thực hiện nghiên cứu về Quy định an toàn đường bộ hài hòa với LHQ, dựa trên Phân tích tai nạn tại ASEAN, kết quả của dự thảo Nghiên cứu sẽ được thảo luận tại Hội thảo về an toàn đường bộ EU-ASEAN lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 21/6/2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Hội nghị ghi nhận các thông tin của Singapore về tình trạng của Hiệp định vận tải hàng không toàn diện ASEAN-EU (CATA) và trao đổi các thông tin của EU về Cạnh tranh bảo vệ an toàn trong vận tải hàng không. Quy định của EU đã có hiệu lực vào ngày 30/5/2019.

Hội nghị cũng nghe phía EU làm rõ việc Hiệp định CATA sẽ có hiệu lực cao hơn so với quy định nội khối của EU.

Hội nghị kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN khẩn trương kết thúc CATA và nắm bắt cơ hội này trước khi thời hạn ủy quyền đàm phán của EU hết hạn vào tháng 6/2020.

Trưởng đoàn các nước ASEAN và đại biểu của EU tại Hội nghị

Kết thúc buổi làm việc, Hội nghị đã xem xét và thông qua, trên cơ sở đồng thuận, Biên bản tóm tắt của Phiên Đối thoại các quan chức giao thông cấp cao ASEAN - EU lần thứ ba. Brunei Darussalam thông báo với Hội nghị về ngày và địa điểm tổ chức STOD ASEAN EU lần thứ 4.

Trước đó, trong buổi sáng, Hội nghị đã họp thông qua dự thảo Báo cáo Hội nghị STOM 47.

Việt Nam đã có buổi làm việc song phương với Liên minh châu Âu

Bên lề Hội nghị, Việt Nam đã có buổi làm việc song phương với Liên minh châu Âu về thực trạng GTVT của Việt Nam, các dự án giao thông mà Việt Nam đang có kế hoạch đầu tư xây dựng, phát triển cũng như khả năng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, của EU đối với Việt Nam. 

Đặc biệt, phía Việt Nam đã cung cấp thông tin với EU về các Dự án trọng điểm của Việt Nam trong thời gian tới như: Dư án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Dự án Đường bộ cao tốc Bắc-Nam, và mong muốn nhận được những sự hỗ trợ tích cực của Eu trong thời gian tới.

Hai bên đã thống nhất sẽ tăng cường trao đổi, đối thoại để hiện thực hóa những cơ hội hợp tác hỗ trợ kỹ thuật trong tương lai.

H.N

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)