Quản lý giao thông ở một số nước trên thế giới

Thứ tư, 16/09/2009 17:40
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sự thuận tiện, thoải mái mà hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt, xe buýt và taxi đã khiến cho việc đi lại ở những thành phố lớn, đông đúc của Hàn Quốc dễ chịu hơn rất nhiều. Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trong cả nước, chuyên chở khoảng 5,6 triệu lượt hành khách mỗi ngày, được trang bị hiện đại và tiện nghi. Hiện nay là phương tiện giao thông công cộng được ưa chuộng nhất.
Sự thuận tiện, thoải mái mà hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt, xe buýt và taxi đã khiến cho việc đi lại ở những thành phố lớn, đông đúc của Hàn Quốc dễ chịu hơn rất nhiều. Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trong cả nước, chuyên chở khoảng 5,6 triệu lượt hành khách mỗi ngày, được trang bị hiện đại và tiện nghi. Hiện nay là phương tiện giao thông công cộng được ưa chuộng nhất.
Đường phố ở Thủ đô Seoul
Ở Seoul, xe buýt chạy trên các đường phố chính của thành phố, xe buýt sân bay đưa đón hành khách giữa sân bay quốc tế Incheon và các trung tâm đô thị, các khu ngoại ô khác trong thành phố, còn xe buýt tốc hành đưa đón khách đi lại giữa các thành phố chính và các vùng trong cả nước. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp như quy định các tuyến đường chỉ dành riêng cho xe buýt và áp dụng thẻ giao thông nhằm cải tiến dịch vụ chuyên chở bằng xe buýt và từ đó khuyến khích những người có nhu cầu đi lại thường xuyên để xe ôtô riêng ở nhà. Ngoài ra Các biện pháp quản lý giao thông khác cũng được triển khai nhằm quản lý có hiệu quả lượng xe hơi, như thu thuế giao thông tại đường hầm Namsan - khu vực hay ùn tắc, giảm phí tác động giao thông cho những người tham gia các chương trình làm giảm lưu lượng giao thông như luân phiên đưa đón nhau bằng ôtô, áp dụng một khung phí đỗ xe linh hoạt cho phép các khu vực hay ùn tắc được thu lệ phí đỗ xe cao hơn các khu vực khác.
Tại CHLB Nga:
Luật sửa đổi Vi phạm hành chính liên quan đến giao thông của LB Nga, Nga sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nghiêm khắc nhằm giảm số vụ tai nạn giao thông ở một đất nước mà tỷ lệ người chết trên đường phố so với số lượng xe ôtô cao gấp 10 lần so với Anh, Đức.
Theo điều luật sửa đổi, lái xe vào phần đường của người đi bộ bị phạt 2.000 rúp (80 USD), so với trước đây chỉ 100 rúp (4 USD). Nói chuyện điện thoại di động không có thiết bị hỗ trợ trong lúc lái xe bị phạt 300 rúp (12 USD) cho lần vi phạm đầu tiên. Lái xe đi sai làn đường có thể bị treo giấy phép lái xe tới 6 tháng. Từ ngày 1/1/2008, tiền phạt cho lỗi vượt đèn đỏ tăng lên 700 rúp (28 USD) so với mức 100 rúp hiện nay; lỗi chạy quá tốc độ 60 km/giờ bị phạt tới 2.500 rúp (100 USD) và còn bị treo giấy phép lái xe trong khoảng thời gian nhất định; không cài dây an toàn khi lái xe cũng bị phạt tới 500 rúp (20 USD) so với 100 rúp trước đây.
Hình phạt nặng nhất bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 nhằm vào những lái xe từ chối thử máu, lái trong tình trạng say rượu hoặc đang bị treo giấy phép lái xe. Những lỗi vi phạm này ngoài bị phạt tiền còn bị bỏ tù 15 ngày. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật lái xe sẽ bị phạt tới 5.000 rúp (200 USD)…
Dư luận ở Nga cho rằng ngay cả tăng tiền phạt hoặc bỏ tù cũng khó có thể giảm được tai nạn giao thông ở Nga mà cần tiến hành song song với việc cải thiện hệ thống giao thông, chú trọng hơn nữa tới lực lượng cảnh sát giao thông.
Tại Mỹ
Những chiếc xe phải tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông do chính phủ ban hành. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ người chết liên quan đến tai nạn giao thông tại Mỹ. Theo thống kê, năm 2007, có 41.059 người chết vì tai nạn giao thông, giảm 1.600 người so với năm 2006.
Một chuyên gia giành giao thông Mỹ cho biết, xe hơi ngày nay được trang bị đầy đủ những tính năng an toàn hiện đại nhất điều khiển xe trên đường cao tốc với tốc độ nhanh mà không xảy ra một vấn đề gì đáng tiếc. Những đội tuần tra giao thông hoạt động 24/24h hằng ngày để phát hiện những trường hợp say rượu mà vẫn điều khiển xe.
Một vấn đề khiến giới chức lo lắng là số người đi xe đạp trên đường phố khá nhiều. Năm 2007 có khoảng 5.154 chiếc lưu thông, nhiều hơn 200 chiếc so với năm 2006.
Tại Myanmar
Tuyệt nhiên không thấy xe gắn máy, xe đạp. Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi. Rất nhiều ôtô nhưng tuyệt đại đa số là xe cổ lỗ sĩ không biết có bao nhiêu tuổi đời. Thoạt nhìn chiếc xe nào trông cũng khá hào nhoáng bởi lớp vỏ, tuy nhiên nội thất lại cũ kỹ, xộc xệch, có lẽ chỉ đáp ứng yêu cầu duy nhất là để vận chuyển.
Tại thành phố lớn nhất Myanmar này, xe máy bị cấm. Người dân Yangon nếu không có xe hơi riêng thì thường đi lại bằng xe buýt và các loại xe chở khách khác. Nói chung ở đây người ta có thể chở khách bằng bất cứ loại xe nào, từ xe buýt cho đến những chiếc xe tải cải biến. Tất cả đều chật cứng người, người ngồi bên trong, người đứng cheo leo bên ngoài thành xe.
Theo Transportation

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)