Kế hoạch thực hiện khuyến cáo quốc tế về An toàn giao thông đường bộ của Bộ Giao thông vận tải

Thứ tư, 20/10/2010 18:08
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Căn cứ Nghị quyết số A64/266 ngày 1/3/2010 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” và Tuyên bố Matxcova được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về An toàn giao thông đường bộ tổ chức tại Matxcova (Liên bang Nga) ngày 19 và 20/11/2009. Bộ Giao thông vận tải vừa xây dựng Kế hoạch thực hiện khuyến cáo quốc tế về an toàn giao thông đường bộ

Căn cứ Nghị quyết số A64/266 ngày 1/3/2010 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” và Tuyên bố Matxcova được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về An toàn giao thông đường bộ tổ chức tại Matxcova (Liên bang Nga) ngày 19 và 20/11/2009.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về xây dựng Kế hoạch thực hiện các khuyến cáo an toàn giao thông đường bộ. Bộ Giao thông vận tải vừa xây dựng Kế hoạch thực hiện khuyến cáo quốc tế về an toàn giao thông đường bộ như sau:
1. Công tác xây dựng Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
- Ngày 2/4/2010, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 889/BGTVT thành lập Ban Chỉ đạo soạn thảo chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tiếp theo kết quả nghiên cứu của Quy hoạch tổng thể về an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam đến năm 2020 do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA) thực hiện và chuyển giao cho Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải đã tiếp tục xây dựng Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông. Đến nay đã hoàn thành báo cáo đầu kỳ và tiếp tục hoàn thiện báo cáo giữa kỳ trong tháng 10; dự kiến hoàn chỉnh dự thảo Chiến lược trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2010;
-  Để triển khai thực hiện Luật giao thông đường bộ năm 2008,các Bộ, ngành cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực quản lý. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao Bộ Giao thông vận tải  đã trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý trong đó có các văn bản liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông ( kèm theo danh mục văn bản).
2. Công tác tuyên truyền:
- Bộ Giao thông vận tải giao cho các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ, các tổng công ty trực thuộc Bộ triển khai công tác tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên, người lao động trong toàn ngành giao thông hiểu về hậu quả cũng như các giải pháp hạn chế tử vong, phòng tránh thương tích do tai nạn giao thông đường bộ theo khuyến cáo của Đại hội đồng LHQ và Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về ATGT đường bộ toàn cầu tại Matxcova ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2009, hướng tới triển khai phát động Thập kỷ hành động an toàn giao thông giai đoạn 2011- 2020 vào ngày 11/5/2011;
- Tích cực chỉ đạo các Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tổng công ty trực thuộc Bộ căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình xây dựng Kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể theo khuyến cáo của Đại hội đồng LHQ và Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về ATGT đường bộ toàn cầu tại Matxcova ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2009;
- Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ Giao thông vận tải cử cán bộ đại diện Lãnh đạo Vụ An toàn giao thông và Tổng cục Đường bộ tham gia đoàn công tác của Việt Nam Hội nghị nhóm chuyên gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về thực hiện chương trình thập kỷ hành động về an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2011- 2020; qua đó trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên trong Hội nghị, tích cực tham gia xây dựng ý kiến cho thành công của Hội nghị.
3. Công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông:
  Giao các đơn vị trong nhiệm vụ chức năng của mình tiến hành quản lý kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phương, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc khai thác kết quả hạ tầng giao thông, rà soát toàn bộ các điểm giao cắt trên đường bộ, đường sắt…. để phát hiện các yếu tố kỹ thuật gây mất an toàn giao thông để kịp thời xử lý. Tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi mình quản lý; đề xuất các giải pháp sửa chữa các điểm đen gây mất an toàn giao thông, hạn chế thấp nhất tai nạn xảy ra.
4. Công tác quản lý dự án:
Giao cho các đơn vị, các Ban quản lý dự án: chỉ đạo các nhà thầu thi công trên các công trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để phương tiện, thiết bị, vật tư, máy móc trong quá trình thi công làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông cục bộ tại các địa điểm thi công; tích cực thực hiện các biện pháp phân luồng giao thông, thực hiện nghiêm các chỉ giới, cảnh báo cho người tham gia giao thông đảm bảo cho người và phương tiên lưu thông đảm bảo an toàn.
5. Công tác tuần tra kiểm soát vi phạm:
- Nghị định số 34/2010- NĐ- CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các Vụ, Cục, Tổng công ty trực thuộc Bộ cũng như các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định số 34 NĐ- CP nhìn chung bước đầu đã mang lại kết quả; Bộ đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công nhân viên tại Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ; từng bước kiềm chế có hiệu quả tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước;2
- Giao cho Thanh tra Bộ chỉ đạo lực lượng thanh tra các địa phương phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của Nghị định số 34 NĐ- CP.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, triển khai đúng các kế hoạch tháng an toàn giao thông đã đề ra; đặc biệt chỉ đạo lực lượng Thanh tra tăng cường công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo phân làn, phân luồng giao thông có hiệu quả phục vụ tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông nhất là phục vụ dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội; yêu cầu lực lượng Thanh tra phối hợp tốt với lực lượng Cảnh sát giao thông giải quyết dứt điểm các điểm ùn tắc có nguy cơ gây mất tai nạn giao thông; tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.

ĐTH

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)