Theo số liệu tai nạn giao thông của Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, mỗi năm ở Thái Lan bình quân có 11.000 người bị chết và 90.000 người bị thương do TNGT. Trong đó nguyên nhân chính của các vụ TNGT đều liên quan đến sử dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Theo số liệu tai nạn giao thông của Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, mỗi năm ở Thái Lan bình quân có 11.000 người bị chết và 90.000 người bị thương do TNGT. Nguyên nhân chính của các vụ TNGT đều liên quan đến sử dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Phần lớn các nạn nhân đều là thanh niên và người trong độ tuổi lao động. Phương tiện tai nạn nhiều nhất là xe gắn máy, chiếm đến 80% số vụ.
Để giải quyết hiện trạng này, Thái Lan đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc sử dụng chất có cồn và tổ chức nhiều chiến dịch nhằm giảm tiêu thụ rượu bia như giới hạn thời gian quảng cáo rượu trên truyền hình và phát thanh bằng cách cấm quảng cáo từ 5h đến 22h hàng ngày; kiểm soát nội dung quảng cáo trong thời gian cho phép; Định tuổi tối thiểu được mua rượu, cấm bán cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đồng thời Thái Lan cũng đặt ra hình thức xử phạt vi phạm các quy định trên. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông ở Thái Lan, ngoài Luật Giao thông, họ còn chịu sự ràng buộc bởi Luật về sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện. Trong Luật này quy định rõ nếu nồng độ cồn trong máu cao hơn 50mg/100ml máu thì sẽ bị đình chỉ bằng lái xe không dưới 6 tháng hoặc hủy bằng ngay tại điểm kiểm soát, phạt tù 2-6 năm, phạt tiền 60 nghìn đến 200 nghìn bath nếu gây thiệt hại về vật chất, phạt từ 3-6 năm nếu gây thương tích hoặc tử vong cho người khác.
Nhờ các biện pháp cứng rắn và quyết liệt như vậy, số vụ TNGT ở Thái Lan trong những năm gần đây đã giảm khoảng 30%.
DT