Vừa qua, tại khách sạn Intercontinental, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam đã tổ chức Hội thảo báo cáo cuối kỳ dự án nghiên cứu tính khả thi của hệ thống giao thông bằng xe buýt nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
Vừa qua, tại khách sạn Intercontinental, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam đã tổ chức Hội thảo báo cáo cuối kỳ dự án nghiên cứu tính khả thi của hệ thống giao thông bằng xe buýt nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
Dự án với mục tiêu giảm thiểu hiện tượng tắc nghẽn giao thông và nâng cao chất lượng không khí của thành phố thông qua việc chia sẻ lưu lượng giao thông công cộng và thiết kế cơ sở cụ thể trên tuyến Bến Thành - An Sương. Trên cơ sở các đề xuất của JICA (2004), Ngân hàng thế giới (2004) và dự án giao thông xanh trên đại lộ Đông Tây, nhóm nghiên cứu do KOICA thực hiện đã đề xuất 8 hành lang tuyến có khả năng tổ chức tuyến BRT. Đồng thời, KOICA cũng đã chọn tuyến C7 (Bến Thành - An Sương) để phân tích và thiết kế cơ sở cho việc bố trí cụ thể tuyến xe buýt nhanh dọc theo hành lang này.
Bên cạnh đó, thông qua dự án, nhóm nghiên cứu cũng đã giới thiệu sơ lược về hệ thống xe buýt nhanh BRT tại một số thành phố lớn trên thế giới như: Seoul (Hàn Quốc), Ottawa (Canada), Delhi (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia)... để so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, sau hội thảo báo cáo cuối cùng của dự án, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam và Sở Giao thông vận tải đã ký kết bàn giao và nhận sản phẩm dự án.
Nguồn: Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh