Hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng xã nông thôn mới (NTM) theo quy định của Chính phủ. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, giao thông xã NTM theo quy định của Chính phủ đều phải đạt cứng hóa 100% đường trục chính GTNT và giao thông nội đồng (GTNĐ).
Hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng xã nông thôn mới (NTM) theo quy định của Chính phủ. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, giao thông xã NTM theo quy định của Chính phủ đều phải đạt cứng hóa 100% đường trục chính GTNT và giao thông nội đồng (GTNĐ). Hiện tại các xã trên địa bàn tỉnh đều chưa đạt về tiêu chí giao thông xã NTM.
Theo mục tiêu của Đề án Phát triển GTNT giai đoạn 2009 -2015 thì đến năm 2015 đường trục chính GTNT cứng hoá 100% và Đề án Cứng hoá đường trục chính GTNĐ giai đoạn 2011 - 2020 thì đến năm 2020 đường trục chính GTNĐ cứng hoá 100% (riêng 20 xã điểm NTM đến năm 2015 cứng hoá đường trục chính 100%).
Nguồn vốn để xây dựng cứng hoá đường GTNT và GTNĐ là rất lớn, phải huy động nguồn lực trong dân là chủ yếu, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Trong khi đó người dân nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, nội dung, sự cần thiết của Chương trình xây dựng NTM và vai trò trách nhiệm của mình, chủ yếu vẫn trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Khó khăn lớn nhất việc cứng hóa đường GTNT và GTNĐ là vốn, mặt khác cấp địa phương vẫn coi như các dự án đầu tư, thủ tục phức tạp... nên một số xã còn lừng chừng chưa vào cuộc thực sự. Vì vậy các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể phải tăng cường tuyên truyền vận động để mọi người dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng hạ tầng giao thông theo tiêu chí xã NTM
Hiện tại, Vĩnh Phúc đang triển khai xây dựng cứng hoá GTNT, giao thông nội đồng (GTNĐ) với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần”. Trong quá trình xây dựng cứng hoá đường GTNT và GTNĐ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh thì cứng hóa đường trục chính GTNT được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí: 40% đối với các xã đồng bằng, 50% đối với các xã trung du, 60% đối với các xã miền núi và 100% đối với các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn. Riêng cứng hoá đường trục chính GTNĐ được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí 100% (Ngân sách tỉnh không hỗ trợ cho hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng của các công trình). Trong những năm tiếp theo việc hỗ trợ được thực hiện theo cơ chế trên, đây là biện pháp “kích cầu” quan trọng để hoàn thành mục tiêu cứng hoá đường GTNT, GTNĐ phục vụ Chương trình xây dựng NTM.
Theo Đề án Phát triển GTNT và Đề án Cứng hoá đường trục chính GTNĐ, hàng năm Sở GTVT phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua kinh phí hỗ trợ cho GTNT bình quân 85 tỷ đồng/năm và GTNĐ là 84 tỷ đồng/năm; cấp huyện căn cứ vào Đề án và kinh phí hỗ trợ phân bổ cho cấp xã ngay từ đầu năm, để cấp xã chủ động kế hoạch xây dựng GTNT và GTNĐ, đồng thời huy động nguồn lực trong dân (ngày công lao động, hiến đất, vật tư...) và các nguồn lực hợp pháp khác... đáp ứng các nguồn vốn đối ứng. Phấn đấu đến năm 2015 cứng hóa được 3.562km đường trục chính GTNT và đến năm 2020 cứng hóa được 1.115km đường trục chính GTNĐ, hoàn thành tiêu chí giao thông về NTM./.
Kim Cúc (TH)