Lạng Sơn: Đầu tư, phát triển hiệu quả giao thông nông thôn

Thứ ba, 12/06/2012 10:14
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau 10 năm phát triển giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trên địa bàn Lạng Sơn, nhiều tuyến đường đã được cải tạo, mặt đường được trải nhựa, đổ bê tông; nhiều cây cầu to đẹp, hiện đại đã được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hạ tầng giao thông được nâng cấp không chỉ tạo thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau 10 năm phát triển giao thông nông thôn (GTNT) theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trên địa bàn Lạng Sơn, nhiều tuyến đường đã được cải tạo, mặt đường được trải nhựa, đổ bê tông; nhiều cây cầu to đẹp, hiện đại đã được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hạ tầng giao thông được nâng cấp không chỉ tạo thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2001- năm đầu tiên thực hiện cơ chế làm đường GTNT bằng xi măng địa phương theo Chỉ thị 13/2000 của UBND tỉnh, đến nay, phong trào làm đường GTNT đã được triển khai sôi nổi, rộng khắp từ thành phố, thị trấn, thị tứ, cho đến các thôn bản, khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Với cơ chế Nhà nước hỗ trợ vật tư kỹ thuật (xi măng, ống cống, sắt thép...) đến công trình, nhân dân đóng góp ngày công, vật tư khác (cát, sỏi) và tổ chức thi công.

10 năm qua, toàn tỉnh đã mở mới trên 1.650km đường, nâng cấp trên 20.565km đường GTNT; xây 286 cầu với tổng chiều dài hơn 2.800m, 127 ngầm tràn các loại với tổng chiều dài gần 3.000 m, lắp đặt gần 10.450 cống với tổng chiều dài gần 39.000m. Tổng kinh phí xây dựng các công trình gần 1.760 tỷ đồng, khoảng một nửa trong số này là nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công.

Để tạo bước đột phá, tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và GTNT nói riêng. Sở GTVT đã xây dựng chiến lược, quy hoạch và hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch phát triển GTNT phù hợp với chiến lược và quy hoạch chung của ngành. Đặc biệt, các cấp, ngành, đơn vị cơ sở đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng đường làng, ngõ xóm, đường liên thôn, liên bản...

Mười năm phát triển GTNT, nhiều địa phương trong tỉnh như Bắc Sơn, Văn Quan, Lộc Bình, các xã Tân Tri (Bắc Sơn), Chu Túc, Vĩnh Lại (Văn Quan), thị trấn Na Dương, xã Tú Đoạn (Lộc Bình)... đã được nhận cờ thi đua của Chính phủ, cờ thi đua, bằng khen của Bộ GTVT vì đã có thành tích xuất sắc trong phát triển giao thông nông thôn miền núi.

Với mục tiêu 95% số xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa; 95% thôn, bản có đường ô tô đến được thôn; 50% đường xã, thôn, ngõ, xóm được cứng hóa; 50% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, từ nay đến 2015, Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa phát triển GTNT, huy động sức dân và tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng thêm nhiều công trình GTNT, đáp ứng nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế-xã hội của nhân dân trên địa bàn./.

Theo báo Lạng Sơn

Kim Cúc (Theo báo Lạng Sơn)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)