Vĩnh Phúc: Cách làm GTNT của nhân dân Yên Nội

Thứ tư, 19/06/2013 08:47
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thôn Yên Nội xã Văn Tiến (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) có 330 hộ với 1.200 nhân khẩu. Trước đây, các tuyến đường nội thôn chủ yếu là đường đất, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Lạc về xây dựng rãnh thoát nước giai đoạn 1996-2000, với phương châm mỗi một khẩu làm nông nghiệp đóng góp 5kg thóc/năm; mỗi khẩu có lương đóng góp 0,5 tháng lương/năm.

Thôn Yên Nội xã Văn Tiến (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) có 330 hộ với 1.200 nhân khẩu. Trước đây, các tuyến đường nội thôn chủ yếu là đường đất, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Lạc về xây dựng rãnh thoát nước giai đoạn 1996-2000, với phương châm mỗi một khẩu làm nông nghiệp đóng góp 5kg thóc/năm; mỗi khẩu có lương đóng góp 0,5 tháng lương/năm.

Thôn Yên Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết làm rãnh thoát nước, qua đó đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân. Thôn đã thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch xây dựng các rãnh thoát nước, công khai về các khoản đóng góp; đồng thời giao cho các ngõ tự quản về kinh phí, trực tiếp tham gia và giám sát công trình. Chỉ trong thời gian ngắn, thôn Yên Nội đã làm được 2.200m rãnh thoát nước.

Đến năm 2000, phong trào làm đường giao thông nông thôn được xã triển khai rộng rãi với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm và nhân dân thụ hưởng. Thôn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự đóng góp của các hộ trong thôn (mỗi khẩu 50 ngàn đồng). Song, do phần lớn đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên việc huy động nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn. Thôn đã đưa ra phương án và thống nhất mỗi khẩu đóng góp 24m2 đất nông nghiệp, đề nghị Nhà nước cho bán đất giãn dân, lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình triển khai, do một số người dân chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc đóng góp, cán bộ đảng viên trong chi bộ đã không ngại khó khăn, vất vả phân công từng thành viên kết hợp với Ban Dân vận thôn đến từng hộ gia đình, gặp từng người để tuyên truyền, giải thích vận động. Có nhiều gia đình, cán bộ thôn phải kiên trì gặp gỡ nhiều lần, tác động bằng nhiều hình thức. Qua nhiều lần thuyết phục, một số hộ đã hiểu và đồng tình ủng hộ. Đến nay, 100% các ngõ và tuyến đường của thôn đã được bê tông hoá, rãnh thoát nước có nắp đậy và cạp lề đường bằng bê tông, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân trong thôn. Không giấu nổi niềm vui, nhiều hộ dân trong thôn cho biết: Được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, cuộc sống của người dân trong thôn đã được cải thiện đáng kể. Nhờ hiệu quả sử dụng của tuyến đường bê tông, nhiều gia đình đã tập trung tăng gia phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bình Dương, Bí thư chi bộ thôn Yên Nội cho biết: Mỗi đoạn đường của thôn được bê tông hóa là minh chứng cho sự đồng lòng, nhất trí của cộng đồng dân cư, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người của thôn đạt 20 triệu đồng/năm; trên 90% gia đình đạt gia đình văn hóa; 3 năm liền thôn được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh. Tháng 6 vừa qua, tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII, thôn Yên Nội được BTV Tỉnh ủy tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là niềm vinh dự, tự hào và cũng là động lực để nhân dân thôn Yên Nội tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Nguồn: Báo Vĩnh Phúc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)