Trong những năm qua, huyện Cờ Đỏ luôn đẩy mạnh xây dựng mô hình dân vận khéo. Từ đó, nhiều mô hình dân vận khéo mang lại hiệu quả đã được nhân rộng, giúp bà con nhân dân nâng cao nhận thức trong sản xuất, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh…
Trong những năm qua, huyện Cờ Đỏ luôn đẩy mạnh xây dựng mô hình dân vận khéo. Từ đó, nhiều mô hình dân vận khéo mang lại hiệu quả đã được nhân rộng, giúp bà con nhân dân nâng cao nhận thức trong sản xuất, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh…
Trong số những mô hình dân vận được tuyên dương năm 2013 thì có nhiều mô hình dân vận khéo không những duy trì được hiệu quả trong thời gian qua, mà còn phát huy hiệu quả khi đã được nhân rộng. Điển hình như mô hình xây dựng giao thông nông thôn ở các xã Trung Thạnh, Trung An, Trung Hưng, Thới Đông… Nhìn chung, các xã đều xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong việc vận động, phát huy sức mạnh đóng góp của bà con nhân dân trong xây dựng giao thông nông thôn, nhất là các xã thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Từ đó, tạo niềm tin cho bà con khi đóng góp sức người, sức của vào những công trình. Cũng nhờ đó, trong năm 2013, huyện Cờ Đỏ xây dựng thành công 13 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 21 km, bắc mới và sửa chữa 44 cây cầu các loại, tổng kinh phí trên 44 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 15 tỉ đồng... Ông Đỗ Văn Quãng, người dân xã Trung Hưng, vui vẻ nói: "Từ ngày mà Nhà nước và nhân dân bắc cầu Ngã Tư này ai nấy cũng mừng vui. Vì bây giờ đi lại dễ dàng, không còn phải lụy đò, cũng thuận tiện cho các em học sinh đi học nữa. Từ khi có cây cầu này, bộ mặt địa phương cũng thay đổi nhiều".
Ông Trần Văn Khen, Trưởng khối dân vận xã Trung Hưng, cho biết: "Để vận động bà con đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, xã cũng xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ấp, nhất là phát huy tính dân chủ trong dân, mọi công trình đều có họp dân, ghi nhận những ý kiến đóng góp của bà con và nhờ nhân dân giám sát các công trình. Từ đó, không những bà con nhân dân mạnh dạn di dời vật kiến trúc, hoa màu, mà còn đóng góp ngày công lao động, tiền của để xây dựng các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn, giúp các công trình hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng".
Ngoài mô hình vận động nhân dân đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, mô hình "Kẻng trong dân đèn trước ngõ", "Cổng rào an ninh trật tự" cũng liên tiếp lan rộng đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Bởi, mô hình thể hiện được tính đoàn kết của bà con nhân dân trong ấp, cùng nhau tích cực tham gia phòng chống tội phạm, giữ gìn bình yên cho xóm ấp
Theo Báo Cần Thơ