Kiểm soát thủ tục hành chính: Đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện

Thứ tư, 25/03/2009 08:19
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Một trong những nguyên tắc mà dự thảo Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đưa ra là kịp thời phát hiện TTHC phức tạp, phiền hà, đảm bảo quy định TTHC đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, công sức của đối tượng thực hiện TTHC.
Một trong những nguyên tắc mà dự thảo Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đưa ra là kịp thời phát hiện TTHC phức tạp, phiền hà, đảm bảo quy định TTHC đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, công sức của đối tượng thực hiện TTHC.
 
Các TTHC phải đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhân, tổ chức
 
Theo dự thảo Nghị định kiểm soát TTHC do Văn phòng Chính phủ soạn thảo, gửi Cổng TTĐT Chính phủ đăng tải, lấy ý kiến nhân dân để hoàn chỉnh, trình Chính phủ xem xét, có 3 nguyên tắc kiểm soát TTHC.
 
Bên cạnh nguyên tắc nêu trên, kiểm soát TTHC còn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thực hiện TTHC. Kiểm soát TTHC được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC.
 
Nhằm tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát TTHC, dự thảo Nghị định nêu rõ các quy định về TTHC, quản lý hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và rà soát, đánh giá TTHC.
 
Theo đó, một TTHC được tạo thành từ 7 yếu tố: tên TTHC; trình tự, cách thức thực hiện; hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng, cơ quan và kết quả thực hiện TTHC.
 
Một TTHC cụ thể để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức chỉ hoàn thành khi đáp ứng các yếu tố trên, cũng như phải được chuẩn hóa theo các yếu tố này.
 
Để việc ban hành cũng như thực hiện TTHC đúng quy định, cơ quan kiểm soát TTHC sẽ được thành lập, trực thuộc Văn phòng Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế.
 
Tất cả TTHC sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được đăng ký tại cơ quan này.
 
Các TTHC đã được chuẩn hóa, đăng ký và được cơ quan kiểm soát TTHC chấp thuận sẽ được thiết lập trên hệ cơ sở dữ liệu quốc gia.
 
Sau khi TTHC đi vào cuộc sống, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tiến hành công tác "hậu kiểm" - rà soát, đánh giá TTHC. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả rà soát, đánh giá độc lập của mình, cơ quan kiểm soát TTHC trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ những TTHC và các quy định không đúng liên quan đến TTHC cũng như theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện phương án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra.
Chinhphu.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)