Chính phủ vừa có Nghị quyết 45/NQ-CP thông qua phương án đơn giản hóa 394 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT. Theo ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, "việc này có nghĩa sản phẩm hoàn tất thuộc giai đoạn 2 của Đề án 30 đối với Bộ GTVT đã được Chính phủ thông qua, làm tiền đề cho việc thực thi trong giai đoạn 3 sắp tới".
Chính phủ vừa có Nghị quyết 45/NQ-CP thông qua phương án đơn giản hóa 394 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT. Theo ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, "việc này có nghĩa sản phẩm hoàn tất thuộc giai đoạn 2 của Đề án 30 đối với Bộ GTVT đã được Chính phủ thông qua, làm tiền đề cho việc thực thi trong giai đoạn 3 sắp tới".
394 thủ tục hành chính (TTHC) được đơn giản hóa của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thuộc 7 nhóm gồm: Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực đường bộ (63 thủ tục); lĩnh vực hàng không (141 thủ tục); lĩnh vực hàng hải (45 thủ tục); lĩnh vực đường sắt (21 thủ tục); lĩnh vực đăng kiểm (39 thủ tục); lĩnh vực đường thủy nội địa (82 thủ tục) và lĩnh vực khác (3 thủ tục). Các phương án đơn giản hóa này đều theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt phiền hà cho người dân trong quá trình thực hiện.
Kéo dài thời hạn có hiệu lực của bằng lái xe
Một trong những cải cách tiêu biểu là đơn giản hóa thủ tục đổi Giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, bổ sung thẩm quyền đổi GPLX cho Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) và Sở GTVT như sau: Đổi GPLX của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào cấp nếu đủ các điều kiện theo quy định. Không phụ thuộc là GPLX được cấp tại tỉnh, thành phố nào hay phụ thuộc vào nơi cư trú, thường trú của cá nhân. Như vậy, từ nay, người dân khi muốn đổi GPLX sẽ không phải mất thời gian quay lại đến đúng nơi đã cấp GPLX trước đó để làm thủ tục đổi. Việc cải cách thủ tục này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người đã di chuyển môi trường sống, đã chuyển chỗ ở, nơi làm việc từ địa phương này sang địa phương khác.
Cũng theo phương án đơn giản hóa vừa được Chính phủ phê duyệt, thời hạn có hiệu lực của GPLX hạng A4, B1, B2 sẽ được kéo dài từ 5 năm lên 10 năm kể từ ngày cấp; GPLX hạng C,D,E,F được kéo dài từ 3 năm lên 5 năm kể từ ngày cấp.
Ngoài ra, người dân được giảm bớt phiền hà khi làm đơn đề nghị đổi GPLX vì không phải khai nội dung "Đơn vị công tác", "Nơi công tác" và bỏ mục "Xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương".
Điều kiện đổi GPLX cũng được sửa đổi thành trong thời hạn 6 tháng (180 ngày) trước khi GPLX hết hạn, tức là kéo dài hơn so với thời hạn này hiện nay.
Cấp GPLX trong 10 ngày làm việc từ ngày kết thúc sát hạch
Đối với thủ tục Cấp GPLX ô tô cho người trúng tuyển kỳ sát hạch do Cục ĐBVN quản lý, sẽ được đổi tên là "thủ tục cấp GPLX ô tô lần đầu cho người trúng tuyển kỳ sát hạch do Tổng Cục ĐBVN quản lý".
Trong thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục này, bỏ "bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn". Đồng thời, quy định rõ thành phần hồ sơ do người học lái xe lần đầu nộp tại cơ sở đào tạo gồm: Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX; Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế là Bệnh viện đa khoa cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp; 4 ảnh màu 3x4 (giảm số lượng ảnh từ 6 xuống 4).
Thời gian cấp GPLX chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Chinhphu.vn