Hòa Bình: Trên 2.835 tỷ đồng đầu tư phát triển mạng lưới GTNT

Thứ hai, 22/06/2015 09:20
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sở GTVT Hòa Bình vừa tổ chức tổng kết 5 năm xây dựng và phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2010-2014.
Ngành GTVT Hòa Bình và lãnh đạo huyện Cao Phong kiểm tra, khảo sát
tuyến đường liên thôn xóm và nội đồng xã Dũng Phong (Cao Phong).
 
Theo đó, đại diện Sở GTVT Hòa Bình cho biết, trong 5 năm, tổng kinh phí đầu tư cho mạng lưới GTNT của tỉnh Hòa Bình trên 2.835 tỷ đồng, bao gồm ngân sách TW trên 1.000 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 670 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 400 tỷ đồng, vốn ODA 238,7 tỷ đồng, đóng góp của nhân dân gần 96 tỷ đồng, vốn huy động xã hội 41 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 432,9 tỷ đồng.
 
Từ nguồn vốn trên thực hiện đầu tư 52,9 km đường tỉnh, 24,4 km đường huyện; trên 1.177 km xã; xây dựng mới 40 cầu, cải tạo, sửa chữa 71 cầu dân sinh. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 76% đường huyện, 55% đường xã được cứng hóa, các tuyến đường chủ yếu đạt loại A- GTNT. Hệ thống cầu, cống trên các đường huyện, xã được xây dựng kiên cố hóa phù hợp với cấp đường thiết kế. 33% đường thôn, xóm, 7% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
 
Năm 2015, Hòa Bình tổ chức bảo trì hệ thống đường do UBND cấp huyện bằng nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ thu từ xe mô tô trên địa bàn. Theo tiêu chí số 2 thuộc bộ tiêu chí quốc gia về NTM, chỉ tiêu km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ GT-VT 55%; đường trục thôn, xóm đạt 33%, đường ngõ, xóm đạt 32%. Công tác xây dựng và phát triển GTNT của tỉnh gặp khó khăn do nguồn lực đầu tư hạn chế, ít xã đạt được tiêu chí số 2 một cách toàn diện; nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hầu như không bố trí được kinh phí để thực hiện bảo trì GTNT.
 
Sở GTVT Hòa Bình đề ra nhiệm vụ phát triển GTNT giai đoạn 2015 - 2020, đề xuất huy động các nguồn vốn đầu tư, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện và xã trọng yếu. Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống GTNT gắn với xây dựng NTM; hướng dẫn và bố trí nguồn vốn bảo trì đường GTNT kéo dài khả năng khai thác và tuổi thọ theo cấp thiết kế phục vụ phát triển KT-XH và nhu cầu đi lại của người dân; đầu tư cải tạo nâng cấp các bến xe trung tâm tối thiểu đạt loại 4 vào năm 2020, bố trí thêm các điểm dừng đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện có tuyến vận tải hành khách công cộng...
 

toanld

Nguồn: Báo Hòa Bình

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)