Thừa Thiên Huế: Người dân lo lắng vì hoàn thổ không triệt để đường công vụ cầu Tư Hiền

Thứ năm, 22/06/2017 09:22
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhiều năm nay, cầu Tư Hiền (huyện Phú Lộc) được đưa vào sử dụng nhưng do đơn vị thi công hoàn trả mặt bằng đường công vụ không triệt để dẫn đến nguồn nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bị chặn, dễ ngọt hóa, gây bồi lắng, tàu thuyền không ra vào được.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho biết, tình trạng bồi lắng do đơn vị thi công đắp đất, cát làm cầu và hoàn trả mặt bằng không triệt để đã diễn ra nhiều năm. Tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân và chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được giải quyết. “Phía huyện cho biết đã chuyển kiến nghị của địa phương lên Sở Giao thông Vận tải (GTVT) nhưng vẫn chưa thấy về kiểm tra hay có biện pháp gì. Việc giải quyết, thanh thải nguồn đất cát được đắp chắn ngang đầm phá để khơi thông dòng chảy hoàn toàn nằm ngoài khả năng của địa phương trong khi đây là tuyến đường thủy truyền thống của ngư dân”, ông Lợi nói.  Ông Lê Viết Trà, Trưởng phòng Kỹ thuật - Đoạn quản lý đường thủy nội địa tỉnh (Sở GTVT) cho biết, theo quy định, khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm thanh thải đường công vụ, hoàn trả mặt bằng và bàn giao luồng tuyến đường thủy lại cho phía chúng tôi. Đối với công trình cầu Tư Hiền, không thấy chủ đầu tư cũng như nhà thầu làm việc này. “Trách nhiệm của chúng tôi chỉ là duy tu, chỉnh sửa, đặt các biển báo hiệu và quản lý đảm bảo an toàn giao thông trong luồng lạch mình quản lý. Còn vấn đề nạo vét thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác. Tuy nhiên, sắp đến đơn vị cũng có kiến nghị Sở GTVT đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để nạo vét, khơi thông thông luồng tuyến đoạn đường thủy dưới chân cầu Tư Hiền, đảm bảo cho việc đi lại của ngư dân”, ông Trà khẳng định.

Luồng lạch dưới chân cầu Tư Hiền bị cạn, tàu thuyền gặp khó khăn khi ra vào khu vực này

Tàu thuyền khó đi lại

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho biết, cầu Tư Hiền được khởi công năm 2004, đến năm 2007 hoàn thành đưa vào sử dụng. Quá trình xây dựng, đơn vị thi công là Công ty Cầu 1 Thăng Long đã cho đổ đất bồi lấp nửa diện tích dòng chảy của đầm phá từ phía bờ Vinh Hiền sang bờ Lộc Bình, trên chiều dài khoảng 500m, bề ngang khoảng 30-40m để tập kết máy móc, vật liệu và phương tiện thi công các trụ cầu. Sau khi đưa vào sử dụng, do việc hoàn thổ của đơn vị thi công không được triệt để nên đã tác động đến dòng chảy; việc di chuyển các loài giống thủy sản từ biển vào đầm phá, gây tác động đến sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đồng thời làm cho tàu thuyền không thể di trú vào khu vực này, nhất là trong mùa mưa bão.

Theo người dân xã Vinh Hiền, nhiều năm nay, để đi lại trên vùng mặt nước thuận lợi, người dân phải di chuyển qua khu vực xã Lộc Bình - nơi có diện tích mặt nước rộng và sâu hơn. Vào mùa mưa bão, các tàu thuyền chen chúc nhau ra vào cửa biển để di trú gây va đập làm tăng nguy cơ tai nạn đường thủy. “Nhiều thuyền ra vào khu vực này bị tắc nghẽn, gãy chân vịt do mắc cạn”, ông Nguyễn Mến, ngư dân thôn Hiền An 2 (xã Vinh Hiền) lo lắng.

Anh 2

Luồng lạch đường thủy dưới chân cầu Tư Hiền hiện chỉ sâu 0,5-1m, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào

Toàn xã Vinh Hiền có 323 phương tiện ghe ghọ công suất dưới 20CV và 14 thuyền đánh cá xa bờ, làm dịch vụ hậu cần. Từ khi xây cầu bồi lấp đất trên phá, số tàu thuyền này hoạt động khó khăn, ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Đặc biệt, số tàu xa bờ phải chọn đường đi khác để lên các địa phương như xã Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc do luồng lạch dưới cầu bị cạn.

Có mặt tại vùng diện tích mặt nước thuộc xã Vinh Hiền, theo ghi nhận của chúng tôi, ở khu vực này cát bị bồi lắng nhiều năm, nằm lấp xấp trên mặt nước. Khi thanh thải tuyến đường công vụ này, đơn vị thi công đã không xử lý triệt để. Bề ngang con đê cũ chừng 30-40m nằm chắn ngang đầm phá khiến nước ở khu vực này chảy rất yếu. Nhiều ngư dân cho biết, trước đây khu vực này nước sâu chừng 4-5m, nay chỉ còn khoảng 0,5-1m, khiến tàu thuyền ra vào khu vực này dễ mắc cạn.

Kiến nghị nhiều lần

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho biết, tình trạng bồi lắng do đơn vị thi công đắp đất, cát làm cầu và hoàn trả mặt bằng không triệt để đã diễn ra nhiều năm. Tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân và chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được giải quyết. “Phía huyện cho biết đã chuyển kiến nghị của địa phương lên Sở GTVT nhưng vẫn chưa thấy về kiểm tra hay có biện pháp gì. Việc giải quyết, thanh thải nguồn đất cát được đắp chắn ngang đầm phá để khơi thông dòng chảy hoàn toàn nằm ngoài khả năng của địa phương trong khi đây là tuyến đường thủy truyền thống của ngư dân”, ông Lợi nói.

Ông Lê Viết Trà, Trưởng phòng Kỹ thuật - Đoạn quản lý đường thủy nội địa tỉnh (Sở GTVT) cho biết, theo quy định, khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm thanh thải đường công vụ, hoàn trả mặt bằng và bàn giao luồng tuyến đường thủy lại cho phía chúng tôi. Đối với công trình cầu Tư Hiền, không thấy chủ đầu tư cũng như nhà thầu làm việc này. “Trách nhiệm của chúng tôi chỉ là duy tu, chỉnh sửa, đặt các biển báo hiệu và quản lý đảm bảo an toàn giao thông trong luồng lạch mình quản lý. Còn vấn đề nạo vét thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác. Tuy nhiên, sắp đến đơn vị cũng có kiến nghị Sở GTVT đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để nạo vét, khơi thông thông luồng tuyến đoạn đường thủy dưới chân cầu Tư Hiền, đảm bảo cho việc đi lại của ngư dân”, ông Trà khẳng định.

xuannguyen

Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)