Thanh Hóa sẽ có thêm nhiều tuyến xe buýt mới

Thứ hai, 01/06/2020 09:01
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt giai đoạn 2020-2024.

Cụ thể, về mạng lưới tuyến sẽ khôi phục hoạt động lại tuyến xe buýt số 09, 19, 20 hiện đang tạm ngừng hoạt động do khai thác không hiệu quả, doanh thu không đủ bù đắp chi phí nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời mở mới thêm các tuyến xe buýt kết nối các điểm tập trung dân cư nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, như tuyến xe buýt nội thành TP Thanh Hóa kết nối các cửa ngõ phía Tây, phía Bắc, phía Nam, phía Đông của TP Thanh Hóa với Trung tâm TP Thanh Hóa (Tuyến mở mới số 1); Tuyến xe buýt nội thành TP Thanh Hóa kết nối giữa các bến xe buýt đầu mối với các trường Đại học, Bệnh viện, Trung tâm Thương mại (Tuyến mở mới số 2); Tuyến xe buýt trong Khu kinh tế Nghi Sơn kết nối giữa nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu gang thép Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện, Cảng Nghi Sơn với các khu đô thị (Tuyến mở mới số 3); Tuyến xe buýt TP Thanh Hóa - Hợp Lý - Xuân Thắng - Đường Hồ Chí Minh - Ngọc Lặc (Tuyến mở mới số 4).

Bên cạnh đó, mở các tuyến xe buýt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; TP Thanh Hóa và các vùng phụ cận; TP Sầm Sơn; khu Kinh tế Nghi Sơn; thị xã Bỉm Sơn; khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; huyện Ngọc Lặc. Mở các tuyến xe buýt nhanh - khối luợng vận chuyển khách lớn để kết nối TP Thanh Hóa đến các huyện, khu đô thị, khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh khi có nhu cầu. Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các tuyến khôi phục lại do khai thác không hiệu quả, tuyến mở mới để thúc đẩy hoạt động VTHKCC bằng xe buýt nhằm thu hút ngày một nhiều nguời dân đi lại.

Về phuơng tiện, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phuơng tiện đạt tiêu chuẩn xe buýt đô thị thân thiện môi truờng (tiêu chuẩn khí thải EURO IV), phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch; phấn đấu đến năm 2024 tỉ lệ phương tiện thuận lợi cho nguời khuyết tật sử dụng đạt 5-10%. Xây dựng chính sách hỗ trợ vốn vay đầu tư mới phuơng tiện, hỗ trợ lãi vay đầu tư phương tiện sử dụng năng luợng sạch thân thiện với môi truờng. Trong giai đoạn 2020-2024, thực hiện đầu tư mới khoảng 100 phương tiện, để thay thế phuơng tiện có thời gian sử dụng trên 10 năm đối với những tuyến đang khai thác, việc thay thế sẽ theo lộ trình hàng năm.

Về kết cấu hạ tầng, đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ; xây dựng các điểm dừng đỗ, nhà chờ thuận tiện cho nguời dân, nguời khuyết tật khi sử dụng phuơng tiện giao thông công cộng; đầu tư xây dựng mới 30 điểm đầu, điểm cuối đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Cải thiện và phát triển hạ tầng xe buýt gồm: Các điểm trung chuyển, hệ thống nhà chờ đẹp và đồng bộ, bãi đỗ xe trung chuyển; hoàn thiện hệ thống thông tin, biển báo tại các điểm dừng, nhà chờ, điểm đầu cuối trên mạng luới tuyến xe buýt của tỉnh.

Thực hiện hỗ trợ khôi phục lại một số tuyến đang tạm ngừng hoạt động do khai thác không hiệu quả và một số tuyến mở mới để khuyến khích nguời dân tham gia giao thông bằng xe buýt. Các doanh nghiệp, hợp tác xã phải cam kết thực hiện cung cấp dịch vụ xe buýt theo Quy định của UBND tỉnh đã ban hành và các quy định pháp luật khác có liên quan, trong đó có nội dung: Miễn tiền vé đối với trẻ em duới 6 tuổi, nguời khuyết tật nặng và nguời khuyết tật đặc biệt nặng; giảm giá vé đối với nguời có công với cách mạng, nguời cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam; ưu tiên bán vé tháng cho đối tuợng là học sinh, sinh viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát hành vé, tiến tới sử dụng vé điện tử thay thế vé lượt như hiện nay.

kieuanh

Nguồn: Báo Thanh Hóa

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)