Kệ sách, truyện tại điểm chờ xe buýt
Tại những bến xe buýt công nghệ cao này, ngoài những thú vui giải trí kể trên, người dân còn có thể ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Cùng với sách in, người dùng có thể quét mã QR để tải sách điện tử từ thư viện quốc gia hoặc xem màn hình kỹ thuật số có hiển thị thông tin về thời gian, bản đồ, thời tiết, tin tức và sự kiện địa phương.
Trên nóc bến xe, một không gian xanh với khu vườn mini và các tấm pin mặt trời để cung cấp điện năng được lắp đặt. Ai nhà xa có thể đi xe đạp đến bến rồi bắt xe buýt, vì ở đây có cả bãi gửi xe đạp an toàn. Thậm chí, cô nàng nào mơ mộng có thể ngồi đong đưa trên xích đu, chụp ảnh sống ảo cho vui.
Được thực hiện với sự hợp tác của chính quyền địa phương và các tổ chức kiến trúc sư, Dự án bến xe buýt thân thiện đặt mục tiêu trở thành trung tâm cộng đồng, xã hội, điểm giải trí được người dân hưởng ứng.
Người dùng có thể tải sách điện tử từ thư viện quốc gia hoặc xem màn hình kỹ thuật số
có hiển thị thông tin về thời gian, bản đồ, thời tiết, tin tức và sự kiện địa phương
Trạm xe buýt công nghệ cao đầu tiên của Singapore đã được lắp đặt vào tháng 9/2016 tại khu Jurong. Trong năm nay, chính phủ đảo quốc sư tử sẽ cân nhắc việc mở rộng các địa điểm tương tự trên lãnh thổ.
Dữ liệu khảo sát cho thấy, đa số những người đi làm trên thế giới chọn đi lại bằng xe cá nhân thay vì phương tiện giao thông công cộng. Năm 2013, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California Berkeley nhận thấy rằng một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người không chọn xe buýt và tàu điện ngầm là do thời gian chờ đợi quá lâu.
Một không gian xanh với khu vườn mini và các tấm pin mặt trời để cung cấp điện năng trên nóc nhà chờ xe
Để giảm bớt sự chán chường, một số trạm dừng tàu điện ngầm ở thành phố New York đã lắp đặt đồng hồ đếm ngược để người dân biết khi nào chuyến tàu tiếp theo đến. Có lẽ xích đu và sách, như ở Singapore, cũng là một phát kiến hiệu quả giúp việc chờ đợi cho xe buýt trở thành trải nghiệm thú vị hơn.