Tính toán, thiết kế hệ thống truyền động thủy lực để kiểm tra bề mặt dưới cầu

Thứ ba, 26/10/2021 15:58
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đây là công trình nghiên cứu của các tác giả TS. NGUYỄN VĂN THUYÊN, Trường Đại học Giao thông vận tải và ThS. VŨ THỊ PHƯỢNG,Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp.

Sơ đồ cấu tạo của thiết bị

Theo tác giả, việc tính toán, thiết kế hệ thống TĐTL cho thiết bị phục vụ công tác kiểm tra bề mặt dưới cầu do Việt Nam chế tạo là một việc làm cần thiết không thể thiếu được trong quá trình tính toán, thiết kế và chế tạo thiết bị.

Hệ thống TĐTL này bao gồm: hệ thống dựng dàn đứng, hệ thống nâng hạ sàn công tác, hệ thống quay sàn công tác, hệ thống thu - đẩy sàn kéo dài, hệ thống ổn định cho bộ công tác và chốt hãm thủy lực.

Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, tác giả sử dụng các thông số đầu vào như: lực đẩy trên xi-lanh, mô-men quay của động cơ thủy lực, vận tốc chuyển động của xi-lanh và động cơ để tính toán và thiết kế hệ thống TĐTL cho thiết bị.

Để đáp ứng được khả năng làm việc của tất cả các cơ cấu, cần chọn áp suất làm việc lớn nhất của hệ thống: p =100 kG/cm2 , lưu lượng làm việc lớn nhất: Q = 7 lít/phút. Với các thông số này, có thể lựa chọn các bộ nguồn thủy lực W80D-24V (Đài Loan), HPU2.2 (Trung Quốc)... cho hệ thống.

Bài nghiên cứu đã trình bày các thao tác làm việc của thiết bị, từ đó xây dựng mạch thủy lực cho hệ thống và tính toán các thông số của xi-lanh và động cơ thủy lực cho các cơ cấu công tác . Kết quả tính toán cho thấy, với áp suất làm việc: 100 kG/cm2 , lưu lượng làm việc: 7 lít/ phút, sẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. Các bộ nguồn thủy lực có thể sử dụng cho hệ thống: W80D-24V (Đài Loan), HPU2.2 (Trung Quốc).

Nội dung bài nghiên cứu xem tại đây

xuannguyen

Nguồn: Tạp chí GTVT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)