Kế hoạch mới giảm phát thải CO2 từ máy bay
Thứ năm, 21/05/2009 00:00
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), đến năm 2013, khoảng 100 sân bay ở châu Âu sẽ cho phép các máy bay hạ cánh bằng mọi cách từ độ cao tiết kiệm xăng đến đường băng trong 1 lần lướt nhẹ nhàng, làm giảm 992 pao (1 pao = 0,454kg) CO2 mỗi lần hạ cánh.
Cuối tháng 3/2009, các hãng hàng không ở châu Âu đã thông báo kế hoạch thay đổi cách thức hạ cánh để giảm phát thải CO2 gây nóng lên toàn cầu.
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), đến năm 2013, khoảng 100 sân bay ở châu Âu sẽ cho phép các máy bay hạ cánh bằng mọi cách từ độ cao tiết kiệm xăng đến đường băng trong 1 lần lướt nhẹ nhàng, làm giảm 992 pao (1 pao = 0,454kg) CO2 mỗi lần hạ cánh.
Nhìn chung, các hãng hàng không hy vọng sẽ giảm 500.000 tấn cácbon mỗi năm nhờ giải pháp này. Kế hoạch đầu tiên này là nỗ lực của ngành công nghiệp hàng không trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, cũng nảy sinh những lo ngại, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay cản trở chính phủ các nước và các doanh nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào các bon.
Các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp hàng không đã nhóm họp ở Geneva, Thụy Sỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh về tác động của ngành hàng không đến môi trường đều cho rằng, việc giảm đi lại bằng đường hàng không trước mắt sẽ làm giảm phát thải cácbon, nhưng giảm phát thải bền vững đòi hỏi phải có các công nghệ mới và sử dụng không phận hiệu quả hơn.
Giovanni Bisignani, chủ tịch IATA, đại diện cho 230 hãng hàng không trên toàn thế giới, cho rằng năm 2009, việc đi lại của hành khách sẽ giảm 5,7%, đồng thời nhu cầu vận chuyển hàng hoá sẽ giảm 13%. Như vậy, việc giảm các chuyến bay sẽ làm giảm 6% phát thải cácbon vào năm 2009.
Các giải pháp về hiệu suất nhiên liệu sẽ giảm hơn 1,8% phát thải, tổng lượng phát thải giảm năm 2009 sẽ là 10 triệu tấn CO2.
Theo dự báo năm 2009, các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ bị tổn thất 4,7 tỷ USD do suy thoái kinh tế. Các hãng hàng không đều mong muốn chính phủ dành một phần trong các gói kích thích kinh tế cho nghiên cứu và phát triển các nhiên liệu sinh học và các hệ thống quản lý giao thông hàng không thế hệ mới.
Chính phủ các nước không nên áp những khoản thuế bất hợp lý đối với ngành công nghiệp hàng không để tập trung ngân sách cho các ngành khác của nền kinh tế đang bị suy giảm.
Francois Gayet, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất máy bay (ICCAIA) cho rằng các hãng hàng không đang gặp khó khăn, khách hàng xa lánh, sản xuất trì trệ. Một mặt, các yếu tố này làm giảm nồng độ phát thải, nhưng mặt khác không phải là biện pháp hiệu quả nhất để tăng hiệu suất. Hiện nay không phải là lúc giảm mức hỗ trợ và cung cấp tài chính cho nghiên cứu ngành hàng không.
Trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay là chủ đề của nhiều cuộc thương thảo đang diễn ra, đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp hội quản lý vận tải hàng không (CANSO) cho rằng, cũng có thể giảm phát thải các bon bằng cách sử dụng hiệu quả hơn không phận.
Hiện nay, mặc dù giao thông hàng không gia tăng nhưng hiệu suất sẽ giảm 92% trừ phi các tiêu chuẩn về đường bay hiện tại được thay đổi. Các hãng hàng không dự báo, vận tải hàng không sẽ tăng gấp 4 lần từ nay đến năm 2050, cao hơn nhiều nỗ lực giảm phát thải hiện nay.
Nguồn: XL theo boston.com, 3/2009)
GTVT