Hãng sản xuất máy bay Airbus đang nghiên cứu một hệ thống dựa theo Chương trình Hệ thống ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của chim (BIRDY) đối với máy bay của hầu hết các loài chim.
Theo Nathalie, chuyên gia thuộc Airbus Industrie, khó khăn trong việc xây dựng hệ thống này là nó phải có hiệu quả với phần lớn các loài chim trên toàn cầu. Theo đánh giá, các hãng hàng không của Hoa Kỳ phải chịu tổn thất khoảng 68,3 triệu USD mỗi năm, và các hãng hàng không trên thế giới tổn thất 1,3 tỷ USD cho các hư hại trực tiếp và các chi phí liên quan khi rơi máy bay.
Tại Ấn Độ, các hãng hàng không chịu phí tổn khoảng 180 triệu rupi do va chạm với chim và các tai nạn do động vật bị lạc xâm nhập vào đường băng.
Theo một nghiên cứu của Airbus, trong các tai nạn va chạm với chim của máy bay, 41% trường hợp khiến động cơ hoặc, đầu, mái che máy rađa và tấm chắn gió bị hỏng. Trong khi chỉ 7% trường hợp gây hỏng thân máy bay hay cánh, 3% gây hỏng càng hạ cánh, và chỉ 1% gây hỏng đuôi máy bay.
Trong chương trình BIRDY, một hệ thống nghe nhìn đang được lắp đặt với mục đích khiến chim sợ hãi khi đến gần máy bay. Hiện tại, các sân bay đang sử dụng một hệ thống phát ra âm thanh điện tử, gây bất an, chuông cảnh báo và tiếng kêu la tấn công của động vật săn mồi để khiến chim tránh xa khỏi vùng lân cận, tuy nhiên hệ thống này không hiệu quả khi máy bay lên cao và di chuyển ra khỏi khu vực sân bay.
Hầu hết các vụ chim va chạm với máy bay diễn ra khi máy bay đang nâng độ cao hoặc hạ độ cao để hạ cánh. Theo nghiên cứu, phần lớn va chạm diễn ra dưới 500 feet chiều cao so với mặt nước biển.
Giám đốc sân bay Authority of India, Agarwal cho biết, chim không biết sợ máy bay. Trước đây, máy bay thường phát ra tiếng kêu to, khiến chim sợ hãi, nhưng hiện nay, những chiếc máy bay phát ra ít tiếng kêu hơn khiến chim ít sợ hơn. Vì vậy, cần phải có những công nghệ với chi phí hợp lý để ngăn chặn mối đe doạ va chạm với chim.
Theo The News, 7/2012