Metro Dubai: Metro tự động dài nhất thế giới
Thứ hai, 17/06/2013 00:00
Lãnh đạo thành phố từ lâu đã nhận định Dubai cần một giải pháp giao thông tổng hợp, đảm bảo tham vọng trở thành trung tâm vận tải thế giới và trung tâm tài chính Trung Đông. Năm 1997, chính quyền Dubai đã có quyết định triển khai một hệ thống metro chất lượng cao làm xương sống cho hệ thống giao thông công cộng tổng hợp.
23 km tuyến Xanh mở vào tháng 9/2011, 52 km tuyến Đỏ mở. Sau đó 2 năm đã hình thành tuyến metro không người lái dài nhất thế giới (75 km)
Metro sẽ là xương sống của giao thông công cộng
Lãnh đạo thành phố từ lâu đã nhận định Dubai cần một giải pháp giao thông tổng hợp, đảm bảo tham vọng trở thành trung tâm vận tải thế giới và trung tâm tài chính Trung Đông. Năm 1997, chính quyền Dubai đã có quyết định triển khai một hệ thống metro chất lượng cao làm xương sống cho hệ thống giao thông công cộng tổng hợp.
Vận động người dân không đi ô tô là thách thức lớn
Ngay từ đầu, chính phủ đã xác định việc vận động người dân rời khỏi ô tô trong môi trường sa mạc là một thách thức lớn, do đó cần một thiết kế với tiêu chuẩn cao về tiện nghi và an toàn, cùng với những dịch vụ giao thông tổng hợp về ĐS, đường thủy, taxi và xe buýt.
Năm 2002 tiến hành nghiên cứu khả thi, năm 2004 thành lập Metro Dubai và chỉ định Systra là tư vấn chính, tiến hành thiết kế sơ bộ làm cơ sở cho việc lập hồ sơ đấu thầu thiết kế-xây dựng tiến hành vào năm 2013. Hợp đồng đã được ký tháng 5/2005 với Tập đoàn Dubai Rapid Link.
Ga có mái hình vỏ trai độc đáo.
Kiến trúc metro tầm cỡ thế giới
Ngay từ đầu, yêu cầu về kiến trúc metro đã được đưa thành một tiêu chuẩn thiết kế cực kỳ quan trọng nhằm phô diễn một kiến trúc metro tầm cỡ thế giới.
Thiết kế kiến trúc đều xuất xứ từ những chủ đề về di sản, như lịch sử về công việc mò ngọc trai của người dân Dubai được thể hiện trên những mái và khung tỏa sáng hình “vỏ trai” của các ga trên mặt đất và trên cửa vào. Các ga trên mặt đất cũng như ga đi ngầm đều rất hòa nhập với kết cấu chung của Dubai, sử dụng bốn màu chủ thể để giúp hành khách phân biệt các ga – xanh (không khí), lục (nước), nâu (đất) và đỏ (lửa). Tại trung tâm lịch sử Dubai, chủ đề thiết kế là di sản kiến trúc của trung tâm buôn bán ngày xưa với tông màu đất gợi lại kiến trúc truyền thống bằng gạch, đất và vữa xây. Một số ga trên tuyến Xanh còn sử dụng hình dáng, vật liệu và ngôn ngữ bản địa để thiết kế cửa vào và nội thất, với kiểu nhà cổ Ả-Rập có tháp hút gió phía trên. Có ga còn trưng bày những hình ảnh bằng men sứ trên những tấm panen lớn, thể hiện quá khứ của Dubai và những truyền thống cổ xưa.
Kỹ thuật xây dựng hầm, cầu, ga hiện đại
Metro gồm 75 km đường mới, với 47 ga và 3 đề pô. Tuyến đường nối các vùng ngoại ô đông dân cư với các khu doanh nghiệp và tài chính, với các trung tâm thương mại và các khu hỗn hợp nhằm thu hút tối đa người đi tàu và liên kết hành trình.
Cơ sở hạ tầng được bàn giao theo hai giai đoạn. Tuyến Đỏ dài 52 km với 29 ga và tuyến Xanh dài 23 km với 20 ga. Cả hai tuyến chia nhau một ga trung chuyển ngầm, ở mỗi bên của vịnh Dubai.
Tuyến Đỏ dài 52 km chạy từ Đông-Bắc xuống Tây-Nam, có 5,7 km đi ngầm trong hầm đơn, 42,8 km trên cầu cạn và 3,5 km trên mặt đất. Tuyến Đỏ có 25 ga trên cao, 4 ga ngầm cùng hai bãi đỗ xe lớn rất thuận lợi cho cho việc đi lại và tiếp nối với các phương tiện khác.
Tuyến Xanh dài 23 km, có 8,3 km chạy trong hầm đơn và 14,7 km trên cao, cùng với 12 ga trên cao và 8 ga ngầm và một bãi đỗ xe.
Tất cả các hầm đều sử dụng ba máy đào hầm ép đất cân bằng có đường kính 9,56 m. Tổng chiều dài hầm đào của tuyến Đỏ là 5,7 km và tuyến Xanh là 8,3 km.
Tổng cộng có 12 ga ngầm, 4 trên tuyến Đỏ và 8 trên tuyến Xanh, trong đó có 2 ga trung chuyển. Ga ở phía Nam vịnh Dubai sử dụng ke ga hình chữ nhật, hành khách chuyển tuyến có thể lên hoặc xuống tầng, còn ga ở phía Bắc lại sử dụng phương thức trung chuyển song song, hành khách chuyển tuyến trên các ke dùng chung. Các ga ngầm đều sử dụng kỹ thuật tường ngăn và phương pháp “trên xuống” trong xây dựng. Các tường ngăn có kích thước tiêu chuẩn 2,8m x 1,2m rộng và có khi sâu tới 50m cho khoang ga chính và 0,8m rộng và 20m sâu cho cửa ra vào.
Cầu cạn trên tuyến Đỏ có chiều dài khoảng 42,8 km và trên tuyến Xanh khoảng 14,7 km. Kỹ thuật xây cầu cạn và ga trên cao đều sử dụng thiết bị lao dầm. Người ta đã sử dụng 10 thiết bị lao dầm cho tuyến Đỏ và sử dụng lại 8 trong số 10 thiết bị trên cho tuyến Xanh.
Điều kiện địa chất ở Dubai khá tốt cho việc đóng cọc, nên cọc thường có độ sâu 20 m và tối đa là 50 m ở khu vực gần vịnh Dubai. Phần lớn các trụ cầu cạn có đường kính 1,75m đến 2 m và đặt trên các cọc đơn có đường kính 2,2 m hoặc 2,4m.
Các ga trên cao có hình dáng thuôn đã được thiết kế hết sức cẩn thận để mang lại một hình ảnh đẹp trên biển Ả-Rập. Mái ga là bộ phận được quan tâm đầu tiên, hình dáng và chi tiết phải thể hiện tính kế thừa di sản của Dubai. Mái hình vỏ trai bao phủ toàn bộ nhà ga và tạo không gian thoải mái cho sự di chuyển của hành khách và công việc của nhân viên.
Metro tự động dài nhất thế giới
Toàn bộ hệ thống điện phân bố cho metro được cấp từ ba trạm điện dành riêng, mỗi trạm nhận được 132 kV từ lưới điện thành phố. Lượng điện này được phân bố qua một hệ thống chính vòng tròn 33 kV tới các trạm điện tại mỗi ga, bãi đỗ xe và nhà độc lập. Từ đây, điện được biến áp và phân bố điện 750V một chiều tới hệ thống điện kéo và tới các nhà dùng điện hạ thế.
Về khai thác chạy tàu, cả hai tuyến Đỏ và tuyến Xanh đều chạy tàu hoàn toàn tự động (không người lái), và với việc mở tuyến Xanh ngày 11/9/2011, mạng đường trở thành hệ thống metro tự động lớn nhất thế giới. Sở dĩ đạt được thành tựu này là nhờ hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu tiên tiến, giúp nhân viên điều hành có thể điều hành chạy tàu từ một trung tâm ở xa. Những hệ thống hiện đại còn tự động thu thập thông tin về vé và hành khách, cung cấp dữ liệu về hiệu quả khai thác cho kế hoạch hóa tương lai.
Mỗi tuyến có một đôi tàu loại 5 toa, trong giờ cao điểm có thể chuyên chở được 25.700 người/giờ trên mỗi hướng. Một điều đặc biệt về đầu máy toa xe là có toa “dành riêng cho phụ nữ và trẻ em” và “toa vàng” có mức tiện nghi cao hơn.
Nguồn tư liệu: ĐSVN, Civil Engineering – Vol 165
toan