Năm 2002, dự án mở rộng sân bay quốc tế Abu Dhabi đã hoàn thành, trong đó bao gồm xây mới một đường băng và đường taxi dài 4.100 m, xây dựng một nhà ga vệ tinh phục vụ các chuyến bay quá cảnh nhanh chóng và 18 máy bay mới trị giá gần 230 triệu USD, cho phép tiếp nhận một lượng hành khách lớn hơn tại sân bay.
Năm 2004, Cục Hàng không dân dụng Abu Dhabi kết hợp với Uỷ ban giám sát mở rộng Sân bay quốc tế Abu Dhabi (SCADIA) bắt đầu triển khai một kế hoạch mở rộng đầy tham vọng nhằm biến sân bay quốc tế Abu Dhabi thành một trung tâm giao thông chính về vận chuyển hàng hóa và hành khách cho Trung Đông.
Tháng 8 năm 2006 sân bay quốc tế Abu Dhabi, cùng với tất cả các sân bay khác trong cả nước đã được tư nhân hóa và đặt dưới sự quản lý của Công ty sân bay Abu Dhabi (ADAC). ADAC sẽ giám sát tất cả các công việc liên quan đến việc phát triển nhà ga mới và mở rộng các sân bay.
Tháng 12 năm 2006 Sân bay Changi của Singapore đã ký một hợp đồng quản lý và vận hành sân bay quốc tế Abu Dhabi. Tháng 1 năm 2007 Changi được mời làm tư vấn cho ADAC về kế hoạch mở rộng sân bay. Sân bay Changi là một chi nhánh chuyên về vận hành và tư vấn của hàng không dân dụng Singapore.
Sân bay Abu Dhabi
Sân bay này đón hơn 3.400.000 lượt khách vào năm 1998. Đến năm 2004 số lượng này đã tăng lên 5.200.000 lượt, năm 2005 là 5.400.000 và năm 2006 đạt 6.700.000 lượt hành khách. Số liệu năm 2007 đã cho thấy lượng hành khách là 6.900.000, tăng 31% năm. Dự kiến năm 2011 sẽ đạt 20.000.000 hành khách/năm. Khối lượng hàng hóa cũng đã đạt một con số ấn tượng trong năm 2007 là 315.317 t và tăng tới 353.820 t trong năm 2008.
Lượng hành khác thông qua sân bay quốc tế Abu Dhabi cũng đang theo xu hướng tăng lên và đã tăng 30,2% đạt 9.020.000 lượt khách trong năm 2008 so với 6.900.000 trong năm 2007 và số chuyến bay đã tăng 13,2% lên 93.163 (2008) so với 82.287 (2007).
Số lượng các hãng hàng không sử dụng sân bay cũng tăng hơn trong 5 năm qua với số lượng các chuyến bay tới hàng loạt các điểm du lịch quốc tế. Các cơ quan quản lý sân bay ghi nhận sự tăng trưởng này và đưa vào kế hoạch mở rộng khả năng hoạt động của sân bay.
Kế hoạch mở rộng
Giai đoạn đầu của dự án mở rộng bao gồm việc xây dựng hai tòa nhà ga mới với công suất ba triệu hành khách/năm. Chúng được hoàn thành trong vòng sáu tháng bao gồm cả thiết kế và được mở cửa vào tháng 9 năm 2005 (việc thi công được làm để sửa chữa nhanh các vấn đề năng lực đón khách tại sân bay). Các nhà ga 1A được thiết kế với diện tích 8.000m² và công suất một triệu hành khách/năm), và Nhà ga số 2 diện tích 12.000m² và công suất hai triệu lượt khách/năm). Giai đoạn đầu tiên này cũng bao gồm cả phần đỗ của 9 máy bay.
Giai đoạn hai của việc mở rộng, được bắt đầu vào cuối năm 2006, bao gồm việc xây dựng mới một nhà ga trung chuyển siêu lớn cùng với hai đường băng song song dài 4.100 m, một tháp điều khiển bay mới và các phương tiện vận chuyển hàng hóa mới (công suất xử lý hai triệu tấn/năm). Giai đoạn này có mức đầu tư 6.8 tỷ USD và sẽ thực hiện ở phía bắc của sân bay hiện tại. Giai đoạn đầu của giai đoạn hai này sẽ hoàn thành trong năm 2011.
Thêm vào đó là việc xây dựng một hệ thống vận tải đường sắt khép kín dài 12km với 19 điểm dừng để kết nối Abu Dhabi với sân bay và các khu thương mại tự do cũng nằm trong kế hoạch mở rộng sân bay.
Khi cơ sở mới được hoàn thành sân bay hiện tại sẽ được loại bỏ. Nhà ga phức hợp mới sẽ có khả năng đón 20.000.000 hành khách/năm trong giai đoạn ban đầu. Khi Abu Dhabi được phát triển thành một trung tâm giao thông lớn ở Trung Đông khả năng này sẽ được nâng lên tới 50 triệu hành khách/năm (điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sân bay quốc tế Dubai) và sẽ có 90 cửa xuất nhập trên diện tịch 5,9-triệu mét vuông.
Dự án sẽ cung cấp một cơ sở hạ tầng chất lượng hàng đầu cho hãng hàng không quốc gia Etihad Airways của UAE, hãng có đội bay khoảng 50-100 máy bay trong mùa hè năm 2008.
Một người phát ngôn của ADAC nhận xét "Sân bay mới sẽ giới thiệu văn hóa, môi trường và những thành tựu kinh tế của UAE. Với kiến trúc cách tân và hoạt động hiệu quả, sân bay sẽ cung cấp các dịch vụ đẳng cấp thế giới cho cả Etihad Airways và các hãng hàng không khác, những hãng đã từng đến Abu Dhabi cũng như các hãng khác đang có kế hoạch đến đây. "
Công trường thi công nhà ga 1A
Sân bay mới Abu Dhabi
Nhà ga mới số 2 với diện tích 12.000 m² đã khai trương vào tháng 9 năm 2005, hiện nay phục vụ 12 hãng hàng không. Nhà ga hiện vẫn đang được tiếp tục xây dựng với trị giá 30triệu USD (cùng với nhà ga 1A) để hoàn thành nốt hệ thống phục vụ, các màn hình an ninh, bảng hiển thị thông tin bay (FIDS), hệ thống giám sát an ninh và kiểm soát truy cập, cùng với 1.000 m² khu miễn thuế, nhà ăn, nhà chờ cho khách hạng kinh doanh, hệ thống e-gate và quét con ngươi.
Ngoài ra nhà ga số 2 cũng có một sảnh đợi cho khách hạng nhất và hạng kinh doanh, 18 quầy check-in chuyên dụng, 20 quầy xuất nhập cảnh; sân bay được thiết kế để hành khách có cảm giác thoải mái nhất cả khi đến và đi.
Nhà ga mới 1A được dành riêng cho Vịnh Traveller, hiện đang hoạt động 45 điểm đến từ Abu Dhabi, với đội bay Boeing 767-300 tầm ngắn và tầm trung.
Nhà ga này có diện tích 5.000 m² có khả năng đón một triệu lượt khách/năm, với chín quầy check-in, hệ thống xử lý hành lý nhanh và hiệu quả, bộ phận kiểm soát hộ chiếu chuyên nghiệp, hai cửa khởi hành và một sảnh đợi rộng rãi. Ngoài ra còn có khu bán hàng miễn thuế cung cấp nhiều loại hàng hóa cho khách lựa chọn.
Một khoản đầu tư trị giá 27.2 triệu USD đã được cam kết để xây dựng mới 9 điểm đỗ máy bay có mã số E/F, giai đoạn đầu đã bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2005, trong đó có hai điểm đỗ được thiết kế để cho các máy bay thế hệ mới, và thế hệ máy bay tiếp theo Airbus A380.
Một số điểm đỗ mới của máy bay cũng được xây dựng.
Một phần quan trọng khác của dự án hoàn thành trong sáu tháng qua là thiết kế hoàn chỉnh các điểm đỗ máy bay từ xa cùng với hệ thống đèn mặt đất và hệ thống tiếp liệu.
Công việc hiện nay đã hoàn tất, một nhà ga được mở rộng với khả năng đón 5 triệu lượt hành khách và được Etihad Airways sử dụng độc quyền.
Nhà ga III cũng đang trong giai đoạn đầu hoạt động với tám cửa đón khách, hai trong số đó có khả năng tiếp đón các loại máy bay thân rộng như A380, và sẽ hoạt động đến năm 2011, khi nhà ga trung chuyển mới được khánh thành.
Đường cất cánh tạm của đường băng thứ hai CAT III (B) phục vụ tạm thời cho nhà ga trung chuyển có sức chứa 12.000.000 hành khách/năm được đưa vào sử dụng tháng 10 năm 2008, trước khi nhà ga này đi vào hoạt động đầy đủ năm 2012. Nhà ga sẽ chủ yếu được Etihad Airways sử dụng.
Một khu thương mại và Logistics Park được đề xuất, để thu hút các công ty muốn thiết lập căn cứ ở tại UAE. Khu này sẽ có 19 cửa hàng miễn thuế.
Mối quan tâm về môi trường
SCADIA đã thực hiện một đánh giá tác động môi trường tại địa điểm xây dựng nhà ga mới và đã bắt đầu giải phóng mặt bằng, tái định cư đan địa phương tới nơi ở mới.
Khai quật khảo cổ học cũng được tiến hành tại ba địa điểm nghi ngờ có di chỉ tiền Hồi giáo, cùng lúc với việc di chuyển và trồng mới một rừng cây tại phía bắc khu vực xây dựng nhằm kiểm soát tiếng ồn cũng như tầm nhìn của sân bay mới.
Sân bay bên trong sân bay
Các đường băng và taxiway mới chạy song song dài 4.100 m sẽ phục vụ cho máy bay thế hệ mới nhất như Airbus A380. Vận chuyển hàng hóa, khu thương mại tự do, ăn uống, các cơ sở bảo trì và phát triển thương mại khác sẽ được xây dựng giữa hai đường băng.
Các đường băng mới, được thiết kế bởi Halcrow, bao gồm xây dựng nhà ga lớn, một đài kiểm soát không lưu mới (ATC) 110m, trung tâm vận chuyển hàng hóa và hậu cần, một khu vực thương mại thuế và phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ. Sân bay quốc tế Abu Dhabi đã trao cho Thales một hợp đồng xây dựng mới một đài kiểm soát không lưu phức hợp (ATCC) 20 tầng, nằm giữa đường băng hiện tại và đường băng mới thứ hai. Dự kiến giai đoạn đầu sân bay có khả năng tiếp nhận 20.000.000 hành khách/năm vào năm 2011.
Các kiến trúc sư thuộc nhóm Kohn Pederson Fox đã tiết lộ đằng sau kế hoạch tổng thể của nhà ga trung chuyển sẽ có một thiết kế “X” . Nhóm KPF đã thông qua các giải pháp kết cấu đã tạo ra một vùng rộng lớn không cột cho các kế hoạch cần không gian lớn trong tương lai. Kế hoạch hình “X” bao gồm tạo ra một hội trường lớn mà khung được ghép bởi một loạt các trục thép dài tạo nên vòm đỡ mái nhà.
Sau khi hoàn thành, hội trường sẽ dẫn vào một khu vực trung tâm với một khu vườn, một biểu tượng của Abu Dhabi được xem như “Vườn của vùngVịnh”.
Một số các nhà thầu khác cho dự án bao gồm Besix Group, Al Jaber Energy Services và GHD.
Theo Air-Magazine