Bộ Đường sắt, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Ấn Độ, đã trình dự án hành lang đường sắt vận tải chuyên dụng (DFC). Dự án bao gồm việc xây dựng sáu hành lang vận chuyển hàng hóa đi qua toàn bộ đất nước. Mục đích của dự án là cung cấp một hệ thống đường sắt vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả.
Bộ Đường sắt, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Ấn Độ, đã trình dự án hành lang đường sắt vận tải chuyên dụng (DFC). Dự án bao gồm việc xây dựng sáu hành lang vận chuyển hàng hóa đi qua toàn bộ đất nước. Mục đích của dự án là cung cấp một hệ thống đường sắt vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả.
Ban đầu, việc xây dựng với hai hành lang đường sắt vận chuyển hàng hóa – DFC phía Tây kết nối các tiểu bang Haryana và Maharashtra, và DFC phía Đông kết nối các bang Punjab và Tây Bengal - được thực hiện. Chiều dài tổng cộng của DFC phía Tây và DFC phía Đông khoảng 2.800 km. Tổng chi phí của dự án, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017, ước tính khoảng 10 tỷ $.
Bốn hành lang đường sắt khác bao gồm Bắc-Nam (Delhi-Tamil Nadu), Đông-Tây (Tây Bengal, Maharashtra), Đông-Nam (Tây Bengal, Andhra Pradesh) và Nam-Nam (Tamil Nadu-Goa). Bốn hành lang đường sắt này vẫn còn trong giai đoạn lập kế hoạch.
Chính phủ Ấn Độ thành lập Tổng công ty Hành lang vận tải chuyên dụng Ấn Độ (DFCCIL) năm 2006 để thực hiện dự án này. DFCCIL sẽ đồng thời xây dựng hành lang phía đông và phía tây trong ba giai đoạn. Giai đoạn I của dự án sẽ xây dựng đoạn Sonnagar-Mughalsarai dài 105km thuộc DFC phía Đông bắt đầu vào tháng 2 năm 2009.
Dự án DFC dự kiến sẽ làm giảm ùn tắc tại các nhà ga và tăng nhanh tốc độ vận chuyển cũng như hiệu quả vận chuyển hàng hoá trên tuyến hành lang. Việc xây dựng hành lang này cũng góp phần tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
Hành lang vận tải đường sắt chuyên dụng sẽ làm giảm ùn tắc tại các nhà ga
và tăng nhanh tốc độ vận chuyển
Dự án DFC lần đầu tiên được đề xuất vào tháng 4 năm 2005 nhằm giải quyết các nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế Ấn Độ. Các mạng đường sắt hiện tại, còn được gọi là mạng tứ giác vàng, liên kết các thành phố, đô thị chính của Ấn độ là Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata, không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do hạn chế về năng lực. Do đó một hành lang đường sắt vận tải chuyên dụng cần thiết được thiết lập để giải quyết nhu cầu này.
Dọc theo tuyến DFC phía Đông hiện có một số các mỏ than lớn và cơ sở sản xuất thép. Than và thép được sản xuất cần phải được vận chuyển đến các vùng của đất nước. Tương tự, trên tuyến đường DFC phía Tây, vận chuyển container chiếm phần quan trọng, chủ yếu đến từ cảng Jawaharlal Nehru (JNPT). Năm 2022, cảng dự kiến sẽ xử lý lượng hàng tương đương 5.290.000 container 20ft (TEUs).
Tháng 1 năm 2006, RITES, một công ty tư vấn kỹ thuật đã trình chính phủ một báo cáo khả thi cho hai hành lang Đông và Tây. Trong đó đề xuất lộ trình và độ dài của các hành lang. DFC phía Đông sẽ dài 1.279 km và sẽ chạy từ Ludhiana thuộc bang Punjab đến Dankuni ở Tây Bengal. Chiều dài của DFC phía Tây là 1.483 km và sẽ chạy từ Dadri ở Haryana cho JNPT ở Maharashtra.
Dự án sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn. Giai đoạn I sẽ thực hiện phân đoạn dài 920km của hành lang phía Tây từ Rewari tại Haryana tới Vadodara ở Gujarat. Đoạn Sonnagar (Bihar) đến Mughalsarai (Uttar Pradesh) dài 105km và đoạn Mughalsarai đến Khurja (Uttar Pradesh) dài 710km của hành lang phía đông cũng nằm trong giai đoạn này.
Khoảng 67% chi phí xây dựng hành lang phía Tây được lấy từ khoản vay mềm 4 tỉ $ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Phần còn lại sẽ do Bộ Đường sắt cấp. Hành lang phía Đông được xây dựng thông qua khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Hợp đồng xây dựng đoạn Sonnagar-Mughalsarai dài 105km đã trao cho Gurgaon thuộc công ty xây dựng C & C vào tháng 12 năm 2008. Một hợp đồng khác xây dựng 54 cây cầu trên tuyến DFC phía Tây đã trao cho Hyderabad của công ty Soma.
Tuyến DFC phía Đông chạy từ Ludhiana đế Dankuni đi qua Asansol, Gomoh, Sonnagar, Mughalsarai, Kanpur, Khurja và Saharanpur. Đoạn Ludhiana đến Khurja dài 426km là đoạn duy nhất được điện khí hóa một chiều, trong khi phần còn lại của hành lang sẽ được điện khí hóa tự động hai chiều.
DFC phía Đông sẽ tránh đi qua một số thành phố lớn và thị xã chủ yếu do vấn đề thu hồi đất. Để kết nối hành lang với các trung tâm công nghiệp lớn, một số điểm trung chuyển sẽ được xây dựng dọc theo hành lang. Các điểm trung chuyển sẽ được đặt ở những nơi như Ganjkhwaja, Jeonathpur, Naini / Cheoki, Prempur, Bhaupur, Tundla, Daudkhan, Kalanaur, Rajpura, Sirhind và Dhandarikalan.
Tuyến hành lang phía Tây chạy từ Dadri đến JNPT đi qua Vadodara, Ahmedabad, Palanpur, Phulera và Rewari. Tuyến hành lang này được xây dựng thành tuyến đường sắt đôi sử dụng đầu máy diesel. Tuyến hành lang này bao gồm cả tuyến đường sắt đơn dài 32km từ Pirthala đến Tughlakabad.
Hạ tầng DFC phía Đông bao gồm việc xây dựng 104 cây cầu, 368 đường vượt trên cầu(ROB), 189 đường chui dưới cầu (RUB) và 21 cầu vượt. ngoài ra còn phải cải tạo lại 9 ROB đồng thời mở rộng 10 RUB hiện có.
Hạ tầng DFC phía Tây liên quan đến một đường hầm dài 4km, 262 cầu, 33 cầu vượt, 505 ROB và RUB. Dự án Hành lang phía tây còn bao gồm cả việc nâng cấp 24 ROB và kéo dài 10 RUB hiện có.
Các hành lang sẽ sử dụng hệ thống tín hiệu tự động. Hệ thống thông tin đường sắt sẽ sử dụng hệ thống độc lập OFC hoặc hệ thống GSM-R
Các toa xe sử dụng trên hành lang là loại chở 1 container đối với DFC phía Đông và 2 container trên DFC phía Tây. Các toa xe này được kéo bằng đầu máy điện trên DFC phía Đông và đầu máy diesel trên DFC phía Tây. Tốc độ tối đa của đầu máy đạt 100km / h.
Theo Rail Magazine