Nằm cách trung tâm thành phố Thượng Hải về phía tây 13km, Sân bay quốc tế Hồng Kiều là sân bay dân sự đầu tiên của Trung Quốc. Sân bay đã trở thành một trong ba trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế tại Trung Quốc sau khi được cải tạo, nâng cấp. Sân bay hoạt động dưới sự quản lí Cơ quan quản lí hàng không Thượng Hải.
Nằm cách trung tâm thành phố Thượng Hải về phía tây 13km, Sân bay quốc tế Hồng Kiều là sân bay dân sự đầu tiên của Trung Quốc. Sân bay đã trở thành một trong ba trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế tại Trung Quốc sau khi được cải tạo, nâng cấp. Sân bay hoạt động dưới sự quản lí Cơ quan quản lí hàng không Thượng Hải.
Trong năm 2009, Sân bay Hồng Kiều đã đưa đón 25.078.548 hành khách và là sân bay đứng thứ năm Trung Quốc về lượng vận chuyển hàng hóa và thứ bảy lượng hành khách.
Sân bay có hai nhà ga, trong đó nhà ga thứ hai, dự kiến sẽ tăng công suất phục vụ hành khách lên đến 40.000.000 vào năm 2015, vừa đưa vào sử dụng ngày 16 tháng 3 năm 2010 cùng với một đường băng mới.
Sân bay Hồng Kiều là một trong hai sân bay ở Thượng Hải. Đây là sân bay quốc tế chính của thành phố trước khi Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải hoạt động năm 1999. Hầu hết các chuyến bay quốc tế sau đó được chuyển đến sân bay mới.
Sân bay Hồng Kiều hiện nay chỉ còn hai tuyến hàng không quốc tế - sân bay Haneda của Tokyo và sân bay Gimpo trung tâm Seoul. Các chuyến bay đến sân bay Haneda bắt đầu vào tháng 9 năm 2007, còn những chuyến bay đến sân bay Gimpo bắt đầu vào tháng 10 năm 2007.
Nhà ga T2 sân bay Hồng Kiều
Sân bay đã ghi kỉ lục 19.000.000 hành khách trong năm 2006 vượt công suất thiết kế 9.600.000. Trong nỗ lực nâng cao năng lực của sân bay, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia đã phê duyệt việc mở rộng sân bay Hồng Kiều vào tháng 2 năm 2007. Việc mở rộng sẽ làm tăng năng lực đưa đón hành khách lên 40.000.000 và khả năng xử lí thư tín, hàng hóa lên một triệu tấn vào năm 2015.
Dự án mở rộng này sẽ xây dựng một nhà ga mới bốn tầng với diện tích 250.000 m² và một đường băng mới dài 3.300 m cùng một số khu tiện ích khác với chi phí 15.3 tỉ NDT (2,2 tỉ $).
Nhà ga T1 nằm trên một khu vực có diện tích 82.000 m². Nhà ga chia thành hai khu, khu A và khu B với 15 sảnh đợi, 18 phòng chờ VIP và 15 băng tải hành lý. Mỗi ngày co khoảng 300 máy bay cất cánh từ sân bay.
Ga T1 có 80 quầy soát vé (check-in). Ngoài ra còn được bố trí các khu mua sắm, khu ăn uống, phòng khám bệnh, một trung tâm thương mại phòng hút thuốc, phòng đợi, xe vận chuyển hành lý chạy điện. phòng họp, các dịch vụ điện thoại, fax, photocopy và các thiết bị telex.
Các hãng hàng không hoạt động động ở đây bao gồm Spring, All Nippon Airways, Hàn Quốc và Asiana Air, ngoài ra các chuyến bay đến Nhật Bản và Hàn Quốc do Thượng Hải và China Eastern thực hiện.
Nhà ga T2 được trang bị 80 quầy soát vé (check-in) và 47 bàn kiểm tra an ninh. Các bàn kiểm tra được kết nối với một bảng điều khiển hình chữ U, đảm bảo ba hành khách có thể được kiểm tra trong cùng một lúc. Sảnh đến được nối với 55 cửa đón khách nằm cách khu kiểm soát an ninh từ 100m đến 300m.
Hiện tại nhà ga T2 đang nơi hoạt động của các hãng hàng không ChinaEastern, Thượng Hải, Air China, China Southern, Hạ Môn, Thâm Quyến, Sơn Đông, Hải Nam, Thiên Tân, Tứ Xuyên và Juneyao.
Nhà ga cũng trang bị 65 thang máy, 52 thang cuốn và 34 băng tải đi bộ (travelator) với tổng độ dài là 1.624 m.
Sân bay cũng có dịch vụ đưa đón bằng xe buýt miễn phí giữa hai nhà ga. Hành khách có thể đi từ T1 tới T2 trong khoảng 15 phút.
Tại nhà ga T2, người ta cũng trang bị ba màn hình lớn hiển thị dữ liệu chuyến bay cho hành khách tại khu khởi hành, khu bán vé và khu khách đến. Một hệ thống biển báo chỉ đường cũng được lắp đặt với chế độ hiển thị màu sắc khác nhau giúp hành khách có thể tới được các phương tiện vận tải vào bên trong thành phố - màu đỏ cho tàu điện ngầm, màu xanh lơ cho đường sắt, màu cam cho đường sắt đệm từ và xanh lá đi vào bên trong nhà ga. Hệ thống biển báo này hiển thị chữ trắng trên nềm xám tối.
Hệ thống mạng không dây tại sân bay cho phép hành khách truy cập internet tốc độ cao miễn phí tại 12 khu vực ở sảnh đợi.
Nhà ga T2 có hai bãi đỗ xe - P6 và P7 với hệ thống biến báo thuận tiện cho từng khu vực .
Hệ thống đường băng của sân bay được đặt ở giữa hai nhà ga. Đường băng 18L/36R cũ dài 3.400 m là đường băng bê tông nhựa.
Đường băng mới thứ hai là một đường băng lớp 4E song song và cách không xa đường băng 18R/36L. Đây cũng là đường băng bê tông nhựa dài 3.300 m dài và rộng 60m và được dùng cho các máy bay cỡ lớn như A380.
Sân bay cũng mới được trang bị một hệ thống thông tin liên lạc bằng giọng nói (VCS) VCS 3020X vào năm 2009. hệ thống được một công ty của Áo, Frequentis lắp đặt tại đài kiểm soát không lưu của sân bay.
Sân bay Hồng Kiều được kết nối với một mạng lưới đường sắt, đường bộ đồng bộ. Hành khách có thể sử dụng dịch vụ taxi tại lối ra của nhà ga T1 để đi vào thành phố.
Tàu điện ngầm dưới nhà ga T2 có thể vạn chuyển hành khách tới đền Jing và Sân bay quốc tế Phố Đông.
Theo Air magazine