Sở Giao thông vận tải Washington (WSDOT) đang triển khai các hoạt động quản lý giao thông để tăng tính an toàn và năng lực trên các tuyến đường chiến lược của mình.
Để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng di chuyển của cá nhân đồng thời bảo vệ môi trường, tiểu bang Washington đã liên tục cải thiện hệ thống giao thông của mình. Một hệ thống giao thông vận tải cân bằng, hiệu quả và đáng tin cậy có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng dân số và giữ được tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thời gian tới.
Di chuyển Washington là tên một chương trình giảm ùn tắc giao thông của bang sẽ cung cấp cả công cụ và kế hoạch để đáp ứng mục tiêu này. Giải pháp này sẽ mở rộng ra toàn tiểu bang sử dụng công nghệ có tính chiến lược để mở rộng năng lực và các sự lựa chọn đi lại của người dân. Các kỹ thuật mới đã được sử dụng để làm các tuyến đường cao tốc hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt hơn hệ thống giao thông sẵn sàng đối phó với nhu cầu ngày càng tăng.
Tạo ra các đường cao tốc thông minh Smarter Highway là một yếu tố quan trọng của chương trình Di chuyển Washington. Hệ thống đường cao tốc thông minh của WSDOTS kết hợp nhiều yếu tố khác nhau được biết đến như Hệ quản lí giao thông tích cực (ATM).
WSDOT đã đưa hệ thống đường cao tốc thông minh đầu tiên vào sử dụng tháng 8 năm 2010 tại phía nam Seattle tại khu vực phía bắc đường I-5 với mục tiêu chính là giúp các phương tiên di chuyển thuận lợi trong quá trình xây dựng thay thế cầu cạn Alaska Way. Tiếp đó WSDOT cũng triển khai Đường cao tốc thông minh trên hai tuyến đường huyết mạch khác ở khu vực Puget Sound theo hai hướng của I-90 và SR 520 giữa Seattle và Bellevue. Tổng chiều dài cả ba đoạn đường là khoảng 40 dặm.
Bằng các phương thức cảnh báo tự động để các lái xe chủ động thay đổi hành trình, các tuyến cao tốc thông minh sẽ giúp cải thiện tình trạng an toàn giao thông, giảm số lượng các vụ va chạm và ùn tắc giao thông trên đường. Bên cạnh đó hệ thống biển báo điện tử trên đường cũng thông báo cho các lái xe về sự cố tại đoạn đường phía trước khi đó các lái xe sẽ chủ động giảm tốc độ tránh được tình trạng phanh gấp khi gặp điểm sự cố, nhờ đó sẽ giảm số lượng xe và mức độ nghiêm trọng các tai nạn cũng như tắc nghẽn giao thông.
WSDOT hy vọng công nghệ mới này để tiết kiệm 6,8 triệu $ mỗi năm cho chi phí dịch vụ đáp ứng khẩn cấp và tình trạng tắc đường. Nhưng quan trọng nhất, đường cao tốc thông minh sẽ giúp giảm số người bị thương và bị chết do tai nạn giao thông. Ví dụ, phía Bắc đường I-5, khu vực phía nam Seattle, lượng xe trung bình hơn 100.000 xe mỗi ngày. Các lái xe trung bình có 459 vụ va chạm mỗi năm trong đoạn đường dài 7,3 dặm. Trong đó 306 vụ xảy ra vào các ngày thường trong khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Để thực hiện chương trình này WSDOT đã yêu cầu một liên minh mới được thành lập giữa Tổng công ty Elcon, DKS Associates, Inc, và Telegra thực hiện một dự án tích hợp toàn diện đáp ứng đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của WSDOT. Trong dự án này hệ thống biển báo điện tử (DMS) công nghệ cao của Telegra là phần dễ thấy nhất trong hệ thống ATM trên đường I-5. Công ty này có kinh nghiệm và thực tế tốt với các sản phẩm DMS ở cả châu Âu và Mỹ. Các sản phẩm đều đạt các yêu cầu tiêu chuẩn 12966 EN, NEMA TS4 và NTCIP đối với hệ thống dựa trên công nghệ LED.
Các sản phẩm DMS được chế tạo từ các LED tạo thành ma trận hiển thị đầy đủ các kí hiệu và chia thành bốn loại khác nhau: biển báo làn (LCS); Biển báo ven đường (SDMS) và biển báo có nội dung thay đổi (VMS).
Tất cả các DMS có tuổi thọ ít nhất 10 năm, chi phí thấp dễ bảo trì thay thế từng bộ phận (bảng điều khiển và bảng LED). Các hệ thống thường xuyên tự kiểm tra, bảo đảm các thông tin dễ hiểu cho người sử dụng đường bộ.
Các biển báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ATM
Hệ thống quang học và LED của Telegra có hiệu suất và độ tương phản cao dễ dàng cho người tham gia giao thông thấy rõ trong mọi điều kiện thời tiết. Các đèn LED sử dụng công nghệ mới giúp tiết kiệm 30%điện năng tiêu thụ và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Để điều khiển hệ thống báo hiệu, một mô đun điều khiển với giao diện người dùng sử dụng màn hình cảm ứng điều khiển mọi biển báo được lắp chung trên một giàn biển báo do đó giảm chi phí và không gian lắp đặt. Hệ thống cung cấp thông tin cũng như chẩn đoán tình trạng các biển báo. Bộ điều khiển hỗ trợ đến tám mô đun NTCIP, với tính năng plug-and-play và khả năng cấu hình tự động được lắp một rack 2U 19in cùng với các thiết bị giao thông khác như camera quan sát, hệ thống theo dõi thời tiết, thiết bị đếm phương tiện vv.
Để đảm bảo phù hợp với thông số kỹ thuật, độ tin cậy, chất lượng và hiệu suất bên trong các hệ thống quản lý giao thông cục bộ (ATM), WSDOT đã tổ chức ba mức độ thử nghiệm biển báo. Khi bàn giao ccác biển báo đều phải trải qua một quá trình thử nghiệm 30 ngày về chất lượng tổng thể và chức năng. Sau đó, các biển báo này được lắp đặt trên các giàn ngoài trời và kết nối với các máy ATM cục bộ để thử thêm 20 ngày nữa. Giai đoạn thứ hai của quá trình thử nghiệm nhằm đảm bảo quá trình kết nối và truyền thông và độ tin cậy giữa các trung tâm quản lý giao thông của WSDOT với tất cả các biển báo. Cuối cùng, trước khi chuyển giao, một đợt kiểm tra tổng thể 60 ngày đối với tất cả các thành phần của máy ATM được tiến hành để đảm bảo chức năng của toàn bộ hệ thống.
Khi hệ thống được đi vào hoạt động trong tháng 8 năm 2010, người tham gia giao thông trên đường I-5 được trải nghiệm giao thông an toàn hơn và êm thuận hơn trên đường, hệ thống phát hiện lưu lượng giao thông thay đổi sẽ tự động điều chỉnh thông tin trên các biển báo từ 40-60 dặm / giờ, tùy thuộc vào mật độ giao thông.
Theo wsdot.wa.gov