Jetpack (động cơ phản lực cá nhân) được sản xuất với mục đích thương mại đầu tiên sẽ ra đời trong vài tháng nữa sau khi cuộc bay thử nghiệm trong 7 phút vừa qua thành công rực rỡ.
Vẫn tưởng đó chỉ là một sản phẩm khoa học viễn tưởng của nhiều thế hệ trước, nhưng thời đại để con người tự di chuyển trong không gian cuối cùng cũng đã tới.
Sau khi hoàn thành chuyến bay 7 phút ở ngoài trời, cuộc thử nghiệm dài nhất từ trước tới nay, bộ động cơ phản lực cá nhân sẽ sớm được hoàn thiện để phục vụ nhân loại trong vài tháng nữa.
Tiếp cận độ cao hơn 30m, các chuyến bay của chiếc Jetpack Martin hồi tuần trước đã giúp 40 năm phát triển của loại động cơ phản lực cá nhân tới gần thắng lợi và giấc mơ của hàng triệu người càng gần thực tế.
Mặc dù tốc độ bị giới hạn dưới 100km/h, các cuộc thử nghiệm được điều khiển từ xa, bằng cách sử dụng một phi công hình nộm có tên gọi là Jetson, nhưng jetpack Martin đã phá vỡ kỷ lục về độ cao và thời gian trên không.
Trong buổi ra mắt tại một triển lãm hàng không Mỹ vào năm 2008, chiếc máy bay chỉ bay tới độ cao 1,8m và trong khoảng 45 giây. Nhưng với sự thành công của thử nghiệm mới đây, loại động cơ phản lực này sẽ được hoàn thiện vào cuối năm nay với giá khoảng 75.000USD/ chiếc.
Được thiết kế như là chiếc "máy bay đơn giản nhất thế giới", Jetpack Martin sẽ dễ dàng bay lên như một làn gió, theo nhà phát minh Glenn Martin.
Ông Martin cho biết đã có 2.500 người đăng ký mua jetpack, trong đó đa số yêu cầu đến từ những triệu phú ở Trung Đông và Mỹ.
Các nhà sản xuất đang nhắm tới những đối tượng là những người đi du lịch, đào tạo phi công và kinh doanh giải trí tư nhân. "Có người chỉ muốn thoát khỏi nạn tắc đường trong giờ cao điểm và được thể hiện phong cách riêng". ông Martin cho biết thêm.
Tuy nhiên, sáng chế này có thể sẽ là một công cụ quốc phòng đột phá của quân đội Mỹ, jetpack từng được thử nghiệm lần đầu tiên vào những năm 1960 và Mỹ kiểm soát các tổ chức đầu tiên phân phối thiết bị này. Nó cũng có thể được sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố, như một cơ sở của tên lửa trên không và đơn vị giám sát điện thoại di động.
Chiếc jetpack sẽ được trang bị bộ ổn định điện tử và máy tính có hỗ trợ điều khiển chuyến bay kèm theo một khoang cuộn và hệ thống dù bật.
Động cơ, thùng nhiên liệu và vị trí người lái được đặt giữa và dưới những chiếc quạt nâng để giảm trọng lực và phòng ngừa thiết bị bị lộn ngược.
Mặc dù cuộc thử nghiệm ngoài trời đầu tiên là một tiến bộ lớn trong việc sớm đưa các thiết bị ra thị trường, song vẫn còn chưa rõ liệu các nhà chức trách sẽ có phản ứng thế nào với sự ra đời hàng loạt của các jetpack.
Có thể ở Anh và một số nước châu Âu sẽ không cần có giấy phép để chào bán mặt hàng này, tuy nhiên, Cục Hàng không liên bang Mỹ vẫn chưa chính thức có câu trả lời.
Dù thế nào thì Công ty Máy bay Martin cho rằng bất kỳ nỗ lực nào trong việc bay jetpack mà không có hướng dẫn chuyên nghiệp sẽ là hành vi "cực kỳ dại dột". Do đó, công ty sẽ yêu cầu tất cả các chủ sở hữu tham gia một chương trình đào tạo trong khoảng 18 tháng trước khi khách hàng có thể tự bay bằng jetpack.
Các thông số kỹ thuật của chiếc jetpack Martin:
* Kích thước: Cao 1,524m, rộng 1,67m, dài 1,524m
* Cấu trúc: Sợi carbon composite
* Tốc độ tối đa: 100km/h
* Phạm vi: 50m (ở tốc độ cao nhất). Thời gian bay 30 phút.
* Độ cao hiện tại: 50m
* Dung tích nhiên liệu: 19 lít
* Tiêu hao nhiên liệu: 37lít/h
* Động cơ: 2.0, 200 sức ngựa.
* Lực đẩy tối đa: 270kg
* Trọng lượng tịnh: 112,5kg
* Tổng trọng lượng: 250kg
* Giá: 75.000USD.
VTTH -Theo Báo Lao động