Đối chứng giữa tính toán và thực nghiệm khi thi công cầu thép chữ I trên đoạn cong

Thứ ba, 05/12/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong 25 năm qua, cầu thép cong chiếm gần l/3 tổng số cầu làm mới ở Hoa Kỳ. Sở dĩ như vậy là vì kết cấu này rất thích hợp với các công trình đô thị, nhiều lúc là phương án độc nhất khả thi vì đáp ứng được những yêu cầu về mặt bằng và không gian hạn hẹp mà vẫn đảm bảo vận tốc chạy tức là có dáng mỹ quan.

Trong 25 năm qua, cầu thép cong chiếm gần l/3 tổng số cầu làm mới ở Hoa Kỳ. Sở dĩ như vậy là vì kết cấu này rất thích hợp với các công trình đô thị, nhiều lúc là phương án độc nhất khả thi vì đáp ứng được những yêu cầu về mặt bằng và không gian hạn hẹp mà vẫn đảm bảo vận tốc chạy tức là có dáng mỹ quan.

Vốn được sử dụng từ lâu nhưng không phổ biến lắm, nên đến cuối những năm 1960 ở Hoa kỳ mới chú trọng nghiên cứu kỹ tình trạng làm việc khi thi công loại cầu cong này. Tương tự như vậy, Nhật Bản đến cuối thập niên 1970 mới đi sâu nghiên cứu để phục vụ việc thi công xa lộ Hanshin.

Gần đây. Tổng cục đường bộ liên bang Hoa Kỳ (FHA) mới triển khai một đề tài nghiên cứu nhằm đối chứng giữa số liệu tính toán về ứng lực, biên dạng với số đo thực tế trong quá trình xây lắp tại công địa. Đối tượng khảo sát là dầm cong bằng thép I,. khẩu độ từ 26,2 đến 28,6m, bán kính cong (theo bình diện) từ 58,3 đến 63,6m. Khi tính toán có trường hợp dùng mô hình phần tử hữu hạn với 8400 thành phần và 50000 độ tự do.

Nói chung kết quả đối chứng cho biết số liệu tính toán và thực tế là khá phù hợp, tức là có thể dùng số liệu thiết kế để tiên đoán thực trạng khi thi công, về phản lực cũng như các biến dạng Tuy nhiên, nếu chế sẵn và trình tự xây lắp không đạt yêu cầu thì vẫn xảy ra chênh lệch đáng kể.

 

Bản tin KHCN-GTVT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)