|
Cầu Chao Phraya
|
Đường vành đai ngoài Kanchanaphisek (đoạn phía Nam) và đặc biệt là cầu Chao Phraya là dự án đồng bộ ngay từ khi nó hình thành vào năm 2001. Đoạn 20 km đường ô tô sẽ đáp ứng tất cả các chức năng khi nó hoàn thành việc kết nối xung quanh thành phố và kết nối đường ô tô tới sân bay quốc tế mới Nong Ngu Hao, Suvannabhum.
Để đáp ứng những mong đợi , một kết cấu cầu tương lai đã hình thành cho cầu Chao Phraya kết hợp với con đường này. Cầu sẽ có 2 tháp trụ dạng chữ A đỡ kết cấu dây văng xiên ở 3 mặt cắt.
Việc xây dựng đoạn đường ô tô và cầu bắt đầu vào năm 2004 và hoàn thành vào năm 2007 đúng thời điểm đi lại lễ hội tôn giáo chờ đợi.
Dự án đường và cầu khi hoàn thành ước chừng 25 tỉ Yên. Tài chính được cung cấp bởi Chính phủ Thái và các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản.
Lúc mới hình thành dự án đoạn qua sông dự tính và hệ thống hầm đôi, dẫu sao những vấn đề về xây dựng cùng với địa chất gần dòng sông và giá thành đã loại trừ phương án ngay từ giai đoạn đầu.
Cầu cho đường vành đai Kanchanaphisek được thiết kế bởi Parsons Brinckerhoff, New York, người đã có nhiều kinh nghiệm ở Thái Lan và những chiếc cầu loại này.
Parsons Brinckerhoff hoạt động như nhà thiết kế kiến trúc và đề xuất việc xây dựng, quản lý dự án, giám sát công trình và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình dự án.
Tổng thầu dự án cả cầu và đường là công ty Thái Lan CH Karnchang Public Company Ltd (với giá trị hợp đồng là 15,6 tỉ Baht). Công ty sẽ đáp ứng các điều khoản hợp đồng rằng lao động chính và ý kiến chuyên môn công trình cho dự án phải là người Thái Lan.
Chiếc cầu sẽ là cầu dây văng dài nhất ở Thái Lan. Nó có 2 tháp dạng chữ A nằm trên bờ sông Chao Phraya, nó kết hợp thiết kế Thái truyền thống và kiến trúc hiện đại. Khi nhìn từ phía đường, các tháp như là đại điện phong cách chào đón Thái truyền thống, những bàn tay chắp trước ngực cúi chào một cách đặc biệt và bày tỏ sự chào đón. Những cái tháp và cử chỉ biểu tượng chào đón du khách đến thăm Bangkok.
Chiếc cầu được thiết kế 4 làn xe mỗi hướng. Kết cấu sẽ gồm 1 nhịp chính 500m và 2 nhịp biên mỗi nhịp 220,5m. Tổng chiều dài nhịp của cầu dây văng và 941m. Tổng chiều rộng của nhịp cầu dây văng bao gồm dầm biên là 36,7m.
Kết cấu tầng trên gồm 2 dàn biên thép và các dầm mặt cầu đặt cách nhau 4m. Mặt cầu bê tông cất thép đúc trước và các dải đường đổ tại chỗ được liên kết khung thép.
Để loại bỏ hoàn toàn thiết bị neo chống nhổ, thiết kế dùng bê tông đối trọng để cân bằng cầu. Cầu có tĩnh không thông thuyền là 50.5m cho tàu thuyền ra vào cảng KLong Toey một cảng quan trọng ở phía thượng nguồn.
Cầu khổng lồ Chao Phraya như nó được gọi (một phần của dự án đường vành đai công nghiệp) sẽ nối qua chỗ vòng quanh co trên sông Chao Phraya, như vậy nó sẽ có 2 nhịp chính và ở giữa sẽ có một nút giao khác mức vòng tròn hoàn chỉnh. Có nghĩa rằng một ô tô có thể đi qua nhịp cầu đầu tiên và sau đó đi theo đường phân nhánh lên phía Bắc bằng nút giao khác mức. Kế hoạch ban đầu của cầu nguyên thủy được lập ra từ cuối năm 1997, dẫu sao nó vẫn đứng vững trong các thay đổi thiết kế chủ yếu (giảm số lượng cọc trụ từ 2 xuống l) và gần như huỷ bỏ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001. Chiếc cầu sẽ được hoàn thành vào năm 2006. Công trình dài 4,2km này sẽ có 7 làn xe nối đường Pu Chao Saming Phai với đường Rama 3. Nút giao khác mức ở giữa sẽ có 2,2 km đường dốc nối đường Sukaswat. Cầu được đỡ bới 2 trụ tháp hình chữ A tương tự như kiểu dáng được dùng trong xây dựng cầu Rama 3 hoàn thành năm 2003. Hai trụ tháp được đỡ bởi các cọc sâu 70m và công trình được thiết kế với tải trọng gấp 3 lần tải trọng lớn nhất. Móng trụ được đổ bê tông liên tục trong 30 giờ. Vùng đất cạnh cầu và nút giao khác mức sẽ được phát triển thành khu phong cảnh.
Bản tin KHCN - Trung tâm TTKHKT GTVT
|