Đã từ lâu rồi, tàu điện bị coi là lỗi mốt. Chúng đã bị loại khỏi khu vực trung tâm của hầu hết những thành phố và thị trấn lớn từng rất ưa chuộng loại hình giao thông này trong những năm 1920 và 1930. Nước Anh thì mất gần như cả thế kỷ trước để thuyết phục rằng xe ô tô mới là tương lai vĩnh viễn của giao thông. Nhưng tàu điện có lỗi ở chỗ nào?
Khi những cư dân ở thành phố Worcester (Anh) thành thạo về ô tô, chúng ta đã nghiện xe ô tô và cơn nghiện này kéo dài đến tận ngày nay. Khi các tuyến đường thành phố luôn tắc nghẽn, không khí luôn dày mùi khói xăng, thì tác động của tình trạng xăng bị đốt cháy đối với môi trường giờ đây là trở nên rõ ràng một cách đáng buồn.
Và vì vậy, gần 80 năm sau cái ngày chiếc tàu điện cuối cùng thực hiện hành trình cuối đến cái kho chứa hàng cũ kỹ ở St John, tàu điện lại đang trải qua thời kỳ phục hưng ở các vùng ngoại ô.
Xe buýt đang được nhiều đô thị và thành phố lớn xem là giải pháp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Nhưng khi không còn làn đường nào đủ chỗ cho xe buýt thì tắc nghẽn vẫn là tắc nghẽn.
Cuộc cách mạng xe điện dường như đã quay trở lại và đến Anh cùng hệ thống xe điện Metrolink của Manchester năm 1992. Phương tiện này đã được ưa chuộng đến mức các dịch vụ trở nên quá tải vào năm 2000 và thành phố đã phải tăng gấp đôi khả năng vận chuyển cho tàu điện với 3 làn đường mới.
Sau Manchester là Sheffield, Croydon, Birmingham và Nottingham và các kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện hoàn hảo đang được triển khai ở Edinburgh và London.
Các ủy viên Hội đồng thành phố Worcester còn coi tàu điện là một giải pháp cho vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thành phố này. Vấn đề giờ đây là đẩy mạnh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân tham gia giao thông bằng tàu điện. Coun Prodger, một quan chức phụ trách giao thông của Worcester giới thiệu với quan khách các khu vực lân cận đến tham quan mạng lưới tàu điện của thành phố: “Đó là một loại hình giao thông mà tôi muốn giới thiệu như là một phần trong kế hoạch mở rộng giao thông cho thành phố. Chúng tôi đang xem xét rất nghiêm túc kế hoạch này. Đây chắc chắn là kế hoạch mang tầm nhìn tương lai”.
Sự thực là tàu điện không chỉ được các thành phố lớn ở Mỹ hay Anh để mắt. Không quá ồn áo, không gây tắc nghẽn, không trễ giờ và đặc biệt là độ an toàn cao, rất nhiều thành phố lớn ở châu Âu bắt đầu nhìn nhận lại phương tiện giao thông lỗi mốt này.
Tại châu á, tàu điện cũng đang được chú ý hơn bao giờ hết. Mới đây nhất là Banglades. Chính phủ nước này vừa khởi động kế hoạch chi 5,2 tỷ USD để cứu thủ đô Dhaka có hơn 12 triệu dân khỏi tình trạng tắc nghẽn kinh niên. Chiến lược giao thông 20 năm này bao gồm xây dựng mới các hệ thống đường dành cho xe ô tô, cầu vượt, cầu dành cho người đi bộ, các con đường mới và đặc biệt là một hệ thống tàu điện ngầm. Bộ trưởng Kinh tế và Truyền thông Ghulam Qauder cho biết, mỗi năm, tắc nghẽn giao thông tiêu tốn của Bangladesh ít nhất là hơn 2 tỷ USD.
Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh chi phí xây dựng khá cao cho cơ sở hạ tầng dành cho tàu điện, nhưng nhiều chuyên giao về giao thông cho rằng phải nhìn vào đặc điểm rất linh hoạt của tàu điện. Tàu điện là một loại phương tiện giao thông có thể chạy trên đường ray của xe lửa bình thường. Đi tiên phong ở Đức, tàu điện đã được cải tiến để có tính linh hoạt cao khi vào các thành phố bằng tuyến đường sắt bình thường, nhưng sau đó được chuyển sang những đường ray ở đại lộ để đưa đón khách đến điểm đến chính xác hơn.
Vậy là nếu tận dụng được những tuyến đường ray đã có của tàu hỏa, chỉ cần bổ sung chút ít, thì rõ ràng xây dựng mạng lưới tàu điện trong các thành phố là hoàn toàn có tính khả thi.
Nguyễn Viết (Theo báo Anh)