Dự án tàu chở ô tô đưa Vinashin tới đẳng cấp mới(Thứ sáu, 13/06/2008 00:00 GMT+7)
Lễ cắt tôn chiếc đầu tiên trong loạt 4 tàu chở ô tô dòng Horizon cho chủ tàu Hoegh Autoliners sắp diễn ra tại Tổng Công ty CNTT Nam Triệu. Đây và dự án đóng tàu phức tạp điển hình đối với Tập đoàn Vianshin. Trong khuôn khổ dự án, NMĐT Nam Triệu đã ký thỏa thuận với đối tác Deltamarin về thiết kế chi tiết và thi công của dự án. Theo thỏa thuận, Deltamarin cũng sẽ cung cấp cho Vinashin hỗ trợ kỹ thuật và lập kế hoạch sản xuất.
Thông số kỹ thuật
Tàu chở hàng dòng Hoegh Horizon. Chiều dài toàn bộ (lớn nhất):199,90m. Chiều dài giữa hai trụ (khoảng): 190,0m. Chiều rộng toàn tàu: 32,26m. Mớn nước thiết kế. 9,00m. Mớn nước đầy tải: 10,00m. Chiều cao tới boong số 5: 14,04m. Chiều cao lớn nhất của mạn khô: 46,90m. Tốc độ trung bình: 20,5 hải lý
Hoegh Autoliners và Deltamarin phát triển thiết kế tàu chở Ô tô ro-ro thế hệ mới đóng tại Việt Nam với điểm nhấn về môi trường
Lần đầu tiên Vinashin đóng và bàn giao con tàu chở ô tô dòng Hoegh Autoliner Horizon thế hệ mới
Lễ cắt tôn chiếc đầu tiên trong loạt 4 tàu chở ô tô dòng Horizon cho chủ tàu Hoegh Autoliners sắp diễn ra tại Tổng Công ty CNTT Nam Triệu. Đây và dự án đóng tàu phức tạp điển hình đối với Tập đoàn Vianshin. Trong khuôn khổ dự án, NMĐT Nam Triệu đã ký thỏa thuận với đối tác Deltamarin về thiết kế chi tiết và thi công của dự án. Theo thỏa thuận, Deltamarin cũng sẽ cung cấp cho Vinashin hỗ trợ kỹ thuật và lập kế hoạch sản xuất.
Công việc thiết kế được bắt đầu bằng thiết kế phương án rồi qua tiến tới thiết kế cơ bản và hỗ trợ mua bán vật tư thiết bị và được tiếp tục với thiết kế chi tiết và thi công.
Trong suất quá trình phát triền thiết kế phương án và thiết kế cơ bản, công ty thiết kế đã sử dụng kỹ thuật 3D CAD và phần mềm CATIA để kiến tạo mô hình, với sự tham gia tích cực của chủ tàu Hoegh Autoliners.
Từ khi bắt đầu triển khai dự án vấn đề xử lý thông tin đã được giải quyết bằng cách sử dụng hệ thống DELTA-DORIS dựa trên Kronodoc. DELTA-DORIS là một hệ thống lưu trữ dữ liệu và quản lý thông tin thông qua mạng intemet. Hệ thống cho phép những cán bộ tham gia dự án có thể truy cập bất kể họ đang ở đâu, vào thời gian nào. Deltamarin cung cấp cho các bên liên quan quyền sử dụng DELTA-DORIS trong suốt quá trình triển khai dự án. Tất cả các thông tin cần thiết phát sinh trong dự án sẽ được lưu trữ trong hệ thống máy chủ.
Kỹ thuật mô phỏng 3D tiên tiến được sử dựng trong thiết kế chi tiết và thiết kế thi công, và TRIBON được sử dụng như một công cụ chính. Tài liệu thiết kế hoàn thiện sẽ đưa ra tất cả thông tin triển khai công việc cần thiết như chuẩn bị thi công, quản lý vật tư thiết bị, chế tạo trang bị và lắp đặt hoàn thiện. Phạm vi thiết kế bao gồm thiết kế vỏ, trang bị trên boong, nội thất, hệ thống ống trao đổi nhiệt và thiết bị buồng ở, máy móc, hệ thống điện và hệ thống tự động.
Tàu chở ô tô dòng Horizon sẽ được đóng như một dòng tàu PCTC mới, có thể chở ô tô tải, ô tô con, xe lửa, xe tải nặng. Mục tiêu thiết kế phải đảm bảo được tiêu chuẩn cao về môi trường và độ an toàn
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Phần mũi tàu được theo nguyên tắc khí động học nhằm giảm sức cản của gió, mô hình thiết kế vỏ đã được thử nhiều lần để đưa ra được phương án tối ưu nhất có thể giảm sự tiêu thụ năng lượng
Thêm vào đó, tàu sẽ có công suất chở hàng cao hơn các con tàu cao hơn cứng kích thước khác và sức chở tương đương 7.000 xe ô to con. TTS đã được lựa chọn là nhà thiết kế và thiết bị nâng hạ cầu dẫn.
Tàu sẽ được trang bị 13 boong hàng, bao gồm 5 boong chứa ô tô có thể nâng hạ. Các boong số 5 và 8 là boong nước kín và có đường lên tàu qua một cầu dẫn đuôi 150 tấn và một cầu dẫn mạn 22 tấn.
Giải pháp bố trí hai hàng cột chống trong khoang chứa ô tô đã được lựa chọn để đảm bảo độ thông suất và tối ưu hóa công năng hầm hàng. Thiết kế mới về mũi tàu sẽ cải thiện thêm diện tích chứa hàng.
Kết cấu được gọi là treo, cho các boong trên tạo điều kiện thông thoáng tối đa cho bố trí các cầu dẫn và giảm tối thiểu các xung đột giao thông cứng như tăng diện tích sử dựng sân boong. Khoảng cách sườn và sườn khỏe được điều chỉnh để phân đều trọng tải.
Phần đáy đôi với các khoang ngang được phân thành các két nước dằn ở dưới và các két nhiên liệu phía trên.
Hệ động lực tàu gồm một máy MAN B&M 7S60 ME - C Mark 8 thấp tốc điều khiển một chân vịt biến bước. Máy hình được điều khiển bằng điện tử để hạn chế khí thải công nghiệp.
Chân vịt biến bước đã được chọn để tăng sự an toàn và sức bền khi chạy trên biển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, biển động cũng như tăng cường tính quay trở khi chạy ở tốc độ chậm. Việc vận hành tổng thể của con tàu sẽ được cải thiện ở từng hạng mục cụ thể và năng lượng tiêu thụ sẽ được giảm đi.
Thiết kế cũng tính đến bố trí két chuyên dụng chứa nhiên liệu ít sunfua. Tất cả các két nhiên liệu đều được bố trí cách xa mạn tàu hoặc tôn đáy.
Thông số đăng kiểm: Tàu chở Ô tô dòng Hoegh Horizon sẽ được đóng để vận hành theo cờ NLS và dưới sự giám sát đặc biệt của Đăng Kiểm Det Norske Veritas, với mã hiệu + 1 Ai , Cao Carrter, MCDK, LCE C, EO, NAUT - AW, CLEAN, TMON, BLS.
Tàu đáp ứng được quy định mới về ổn định sự cố (Nghị quyết MSC 194 (80) cũng như bảo vệ két dầu nhiên liệu theo phụ lục MARPOL số 1 sắp ban hành, quy định 12A.
GIẢI PHÁP NƯỚC DẰN.
Ocean Saver đã được lựa chọn cho hệ thống xử lý nước dằn để phù hợp với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xử lý nước dằn của tổ chức hàng hải quốc tế. Hệ thống bao gồm ba bước xử lý sau:
- Lọc, phân tách từng phần
- Hòa tan với Ni tơ để giảm lượng khí Ô xy .
- Tạo sủi bọt bằng cách tác động cơ học tới các thành phần của nước.
Thiết kế hệ thống chức năng kết hợp với hệ thống xử lý tạo thành một hệ thống nước dằn đồng bộ.
Các két thông với nhau và được điều khiển bằng áp suất ngược, làm cho két khô ráo. Điều này sẽ loại bỏ việc Ô xy hóa lớp bảo vệ két nước dằn và tăng cường hiệu quả của việc giảm Ô xy trong nước khi két bị ướt.
Toàn bộ quá trình sẽ được diễn ra trong khi nước dằn được bơm vào két liên tục để làm dằn . Làm như vậy lượng Ô xy hòa tan sẽ được duy trì trong nước trong quá trình xả.
Tàu được trang bị hai máy phát diesel STX - MAN – B&M 9L21/31 và 01 máy phát đồng trục công suất 2000kW. Máy phát phụ trợ sẽ cung cấp năng lượng cho mạng lưới điện của tàu phục vụ việc điều khiển bốc dỡ hàng trên cảng và làm nhiệm vụ thay thế máy phát đồng trục khi tàu đi trên biển. Máy phát đồng trục sẽ cung cấp điện năng cho tàu trên biển và cũng sẽ được sử dựng để cung cấp năng lượng cho chân vịt mũi.
Khả năng chịu đựng va chạm của tàu phải được thỏa mãn được quy phạm SOLAS 2009. Quá trình xem xét tối ưu hóa toàn bộ đã được tiến hành để đánh giá sự phân chia, bố trí két và giảm lượng nước dằn yêu cầu trong điều kiện làm hàng đặc biệt.
(Theo Tạp chí kỹ thuật hàng hải)