Nghiên cứu đánh giá tác động từ các công trình hạ tầng xã hội tới giao thông đô thị tại TP. Hà Nội(Thứ tư, 11/01/2023 15:03 GMT+7)

Ùn tắc giao thông (UTGT) đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng tại các thành phố lớn của Việt Nam, như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đề xuất một khung tiêu chí mới có thể đánh giá đầy đủ tác động của một số dạng công trình hạ tầng xã hội đến giao thông đô thị, qua đó xác định mức độ tác động của loại công trình này.


Nghiên cứu đánh giá tác động từ các công trình hạ tầng xã hội tới giao thông đô thị tại TP. Hà Nội của nhóm tác giả: ThS. LÊ CẢNH HƯNG; ThS. ĐẶNG THỊ THU THẢO ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG; TS. NGUYỄN THANH TÚ; TS. TRẦN BẢO VIỆT - Trường Đại học Giao thông vận tải.

Nghiên cứu đánh giá tác động từ các công trình hạ tầng xã hội tới giao thông đô thị tại TP. Hà Nội - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tình trạng UTGT xung quanh các công tình hạ tầng xã hội trên địa bàn Hà Nội đã trở nên quen thuộc và phổ biến với người dân tại nhiều khu vực trong thành phố. Một trong số những nguyên nhân chính là do tác động của bản thân các công trình hạ tầng xã hội, như bệnh viện, trung tâm thương mại, khu dân cư và trường học, dẫn đến tình trạng này. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về các chuyến đi phát sinh từ công trình nói chung chủ yếu dựa vào quy mô, vị trí công trình nhằm xây dựng mô hình dự báo nhu cầu đi lại cũng như là đánh giá tác động của công trình đến giao thông (1). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa kể đến các yếu tố quan trọng khác của công trình như: quy mô, đặc điểm công trình và các yếu tố về hạ tầng giao thông xung quanh công trình cũng như mức độ tác động của các yếu tố này. Thêm nữa, các nghiên cứu hướng tới các đối tượng cụ thể nên thiếu tính khái quán. Một số các nghiên cứu khác tổng quan hơn về đánh giá tác động giao thông tới từ các công trình hạ tầng xã hội, tuy vậy thường hướng tới các đánh giá chi tiết và tổng quan, thiếu đi các yếu tố cụ thể như kiểu loại, vị trí công trình nên mang tính định hướng và khó áp dụng (2).

Theo Văn bản số 735/BC-SGTVT của Sở GTVT Hà Nội, tổng kết 10 năm (2012 - 2022) thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục tình trạng UTGT", đến tháng 8/2022, trên địa bàn thành phố chỉ còn 31 điểm ùn tắc thông trên các tuyến đường vào nội đô và đường vành đai như Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Kim Mã, Tố Hữu - Lê Văn Lương. So với năm 2013, tình trạng UTGT kéo dài trên 30 phút được kiềm chế, số lượng điểm ùn tắc nghiêm trọng giảm hơn 30 điểm.

Tuy vậy, vấn đề về UTGT tại TP. Hà Nội vẫn là chủ đề rất được quan tâm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng trong dịp lễ, tết, thời tiết bất thường và ở những khu vực gia tăng nhanh số lượng các công trình hạ tầng xã hội. Thành phố cũng đã có những giải pháp từ dài hạn tới ngắn hạn để khắc phục, giảm thiểu hiện tượng UTGT, tuy vậy mọi giải pháp đều có giới hạn tùy thuộc vào sự mất cân đối cung cầu về giao thông ở các mức độ khác nhau. Một biện pháp quan trọng để giảm thiểu ùn tắc là cần đánh giá tác động giao thông của các công trình tới hạ tầng giao thông xung quanh, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có quy định hoặc hướng dẫn về quy trình đánh giá tác động giao thông cụ thể. Việc thực hiện đánh giá tác động giao thông thường được thực hiện bởi các chuyên gia và thực hiện đối với công trình xây dựng mới nhằm dự báo nhu cầu đi lại phát sinh sau khi công trình được đưa vào khai thác cùng với đó là quy trình đánh giá thường được áp dụng theo quy trình ITE có điều chỉnh (3, 4). Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất xây dựng khung tiêu chí có tính khái quát để có thể đánh giá cơ bản tác động của công trình hạ tầng xã hội đến giao thông đô thị, qua đó lượng hóa được mức độ tác động của công trình và là cơ sở để phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây.

Nguồn: Tạp chí GTVT