Định hướng áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện nguyên tắc an toàn chủ động trong phương pháp tiếp cận hệ thống ATGT đường bộ(Chủ nhật, 19/11/2023 15:21 GMT+7)

Định hướng áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện nguyên tắc an toàn chủ động trong phương pháp tiếp cận hệ thống ATGT đường bộ. Đây là bài nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Thái Hồng Nam, PGS.TS. Nguyễn Quang Đạo, TS. Nguyễn Văn Bích, TS. Vũ Minh Tâm, Bộ môn Đường ô tô - Đường đô thị, Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.


Tiếp cận hệ thống an toàn giao thông (HTAT) là một trong năm quan điểm được đưa ra trong Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Phê duyệt theo quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Trong các nguyên tắc tiếp cận HTAT thì nguyên tắc an toàn chủ động (ATCĐ) là một hướng đi tích cực và hiện đại. Đó là, thay vì cách tiếp cận các hoạt động về ATGT hiện nay chủ yếu là dựa trên thống kê những điều đã xảy ra rồi có phản ứng (reactive), thì cách tiếp cận chủ động (proactive) là theo hướng ngăn ngừa từ nguồn gốc phát sinh tai nạn giao thông (TNGT).

Có thể nêu ra cách tiếp cận ATCĐ như là, áp dụng mô hình Quản lý mới trong giao thông vận tải (GTVT) để ngăn ngừa từ nguồn gốc phát sinh TNGT, tăng cường kiểm toán ATGT ở mọi giai đoạn vòng đời của dự án; tăng cường giám sát theo dõi vận hành đường bộ, kiểm toán hoạt động để sớm cảnh báo nguy cơ TNGT, tích hợp nội dung An ninh, ATGT vào xu hướng tương lai của GTVT như: kết nối hệ thống phương tiện, hệ thống phương tiện giao thông tự động,...

Bài báo này kiến nghị khung HTAT áp dụng cho Việt Nam gồm bảy trụ cột, sáu nguyên tắc. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện nguyên tắc ATCĐ trong HTAT tại Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện sâu sắc quan điểm đươc nêu ra trong Quyết định số 2060/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chi tiết bài nghiên cứu XEM TẠI ĐÂY.