Na Uy hé lộ dự án đường hầm sâu 1,2km dưới lòng biển(Thứ hai, 25/07/2016 11:09 GMT+7)
Theo Business Insider, giống như những vịnh lớn khác tại quốc gia này, giao thông ở vịnh Sogne rất khó khăn. Người dân ở vùng nông thôn bắt buộc phải đi phà hoặc lái xe hàng tiếng đồng hồ chỉ để đi sang phía bên kia vịnh. Do đó, đường hầm dưới nước sẽ giải quyết được vấn đề này.
Đất nước Na Uy xinh đẹp có đến 1.190 vịnh hẹp lớn nhỏ khác nhau, tuy nhiên điều này cũng gây ra sự khó khăn cho giao thông trong nước, đặc biệt là khi đường bị đóng băng vào mùa đông. Một chuyến đi mất hàng giờ đồng hồ hay nhiều nhất là hơn 1 ngày do người dân không thể đi thẳng trực tiếp từ địa điểm A đến B.
Nhưng tất cả sẽ thay đổi bởi Na-uy mới đây đã thông báo sẽ sử dụng 25 tỉ USD cho việc xây dựng đường hầm nằm dưới vịnh Sogne, với độ sâu 4000 feet (1,24 km) và rộng 3000 feet (0,93 km). Đây sẽ là công trình đường hầm dưới biển đầu tiên của thế giới, giảm thời gian hành trình đi xuyên Na-uy từ 21 tiếng xuống còn hơn 11 tiếng.
Theo Business Insider, giống như những vịnh lớn khác tại quốc gia này, giao thông ở vịnh Sogne rất khó khăn. Người dân ở vùng nông thôn bắt buộc phải đi phà hoặc lái xe hàng tiếng đồng hồ chỉ để đi sang phía bên kia vịnh. Do đó, đường hầm dưới nước sẽ giải quyết được vấn đề này.
Cục Quản lý Đường bộ Na-uy đã thông báo kế hoạch xây đường hầm từ năm 2011 và có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh câu hỏi liệu thiết kế nào sẽ phù hợp nhất với vịnh Sogne.
Bên cạnh đó cũng có những đề nghị khác như xây dựng cầu phao hay cầu treo nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra. Câu treo vẫn thường phổ biến ở nhiều nước nhưng cầu phao cũng không phải là điều không thể. Ví dụ như ở Washington đã xây dựng cầu phao dài 8000 feet (2,48 km).
Mặc dù chi phí bỏ ra nhiều hơn so với xây cầu nhưng lợi ích lớn của đường hầm đó là nó không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, tàu trên biển di chuyển dễ dàng hơn và vẻ đẹp tự nhiên của vịnh cũng không hề thay đổi.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ là 2 ống kép trải dài xuyên suốt vịnh Sogne, hàng loạt các phà nổi trên mặt nước để giữ cho ống không bị chìm, và các trục kết nối để gia cố toàn bộ hệ thống.
Arianna Minoretti, kĩ sư lâu năm của Cục Quản lý Đường bộ Na-uy cho biết việc lái xe cũng giống như lái qua các đường hầm thông thường. Vài năm tới, quốc gia này sẽ quyết định có đi vào xây dựng đường hầm dưới nước hay không, nếu đó là sự lựa chọn tốt nhất thì làm như thế nào để xây hiệu quả nhất. Thời tiết ảnh hưởng tới cấu trúc hầm, qua nhiều năm sẽ bị hao mòn, vì vậy phí bảo trì cũng cần phải được cân nhắc kỹ.