Nghiên cứu công nghệ tiên tiến, phù hợp trong sửa chữa cầu Thăng Long(Thứ hai, 03/06/2019 08:32 GMT+7)

“Nghiên cứu công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất trong sửa chữa Cầu Thăng Long” là yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện tại Hội nghị giao ban tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2019 vừa được tổ chức cuối tuần qua.


Tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện yêu cầu các đơn vị phải nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu các giải pháp công nghệ tiên tiến, trong sửa chữa Cầu Thăng Long. “Việc sửa chữa dứt điểm hư hỏng mặt cầu, tuyến huyết mạch cửa ngõ phía bắc Thủ đô là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải cứu công nghệ tiên tiến,phù hợp nhất trong sửa chữa Cầu Thăng Long, tránh tình trạng lãng phí sửa chữa không hiệu quả” Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện chủ trì Hội nghị giao ban.

Theo báo cáo trong tháng 5/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (BDTX), vận hành khai thác hệ thống quốc lộ, cầu, hầm, phà bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt đáp ứng nhu cầu vận tải, đi lại phục vụ nhu cầu đi lại. Tính đến nay, công tác duy tu BDTX đã thực hiện được khoảng trên 41% khối lượng và thời gian cả năm; Tổ chức đếm xe, kiểm tra xử lý vi phạm KCHTGT và hành lang đường bộ, hướng dẫn các đơn vị trong việc XDCT điện nước và công trình thiết yếu khác trong phạm vi đất dành cho đường bộ để phục vụ phát triển KT-XH chung cả nước; đặc biệt ưu tiên các công trình cấp nước tại các vùng đang khô hạn; Kết hợp với các đoàn làm công tác kế hoạch bảo trì năm 2020, đã tiến hành kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh một số đơn vị trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ.

 Công tác an toàn giao thông (ATGT),triển khai văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ nhằm hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; Yêu cầu các Cục QLĐB, Sở GTVT tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thường xuyên rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ để thay thế, điều chỉnh cho phù hợp QCVN 41; sửa chữa, chỉnh trang các công trình an toàn giao thông, sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, đinh tiêu phản quang... phòng ngừa các vị trí mất ATGT.

 Ưu tiên xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã đủ hồ sơ tai nạn; rà soát, xử lý các điểm mới phát sinh; bổ sung vạch sơn, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư. Riêng các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm sẽ tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường cứu nạn, hốc cứu nạn để cứu nguy cho các xe mất phanh; hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu trên đường cao tốc. Kết quả trong tháng 5, trên hệ thống quốc lộ đã xử lý 12 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; đã sơn kẻ 18 km vạch sơn đường; thay thế, điều chỉnh 132 biển báo, sửa chữa, bổ sung 09km hộ lan tôn sóng.

Tháng 5/2019: Các Trạm KTTTX lưu động, cố định, Thanh tra các Sở GTVT và Công chức Thanh tra các Cục QLĐB sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra 18.299 xe, trong đó có 2.095 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 11,4%), tước 740 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 21,73 tỷ đồng (Lũy kế 5 tháng chi tiết tại Phụ lục). Kết quả chỉ phản ánh một phần số xe quá tải lưu thông qua đoạn đường có đặt Trạm KTTTX lưu động, cố định và những vị trí mà lực lượng chức năng kiểm soát bằng cân xách tay.

Công tác quản lý vận tải, ban hành các văn bản giải quyết các vướng mắc, kiến nghị cho các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải và Sở GTVT địa phương trong lĩnh vực hoạt động vận tải; Báo cáo, đề xuất Bộ GTVT chấp thuận chủ trương và giao Tổng cục làm chủ đầu tư xây dựng phần mềm quản lý lái xe và kinh doanh vận tải toàn quốc, làm cơ sở quản lý, sử dụng lao động lái xe và phục vụ công tác đào tạo, nâng hạng GPLX; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Xây dựng Kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải tại một số địa phương trên cả nước; tổ chức đoàn kiểm tra xác minh vị trí trạm dừng nghỉ để bổ sung vào quy hoạch tại Thừa Thiên Huế.

Công tác quản lý phương tiện và người lái, triển khai chỉ đạo của Bộ GTVT về một số nhiệm vụ nhằm siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT và các ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nâng cao chất lượng đào tạo; Phối hợp với đơn vị tư vấn và các cơ quan liên quan xây dựng quy chuẩn thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe của học viên lái xe, quy chuẩn thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe (ca bin tập lái xe); Phối hợp với Cục cảnh sát giao thông xây dựng và thực hiện giải pháp kết nối và chia sẻ dữ liệu quản lý giấy phép lái xe (Cục Cảnh sát giao thông tổ chức ra mắt phần mềm tra cứu thông tin GPLX và phương tiện vi phạm qua hình ảnh, được tích hợp trên Trang Thông tin điện tử của Cục, mời Tổng cục tham dự vào ngày 30/5/2019).

Công tác quản lý dự án, dự án VRAMP: Đang thực hiện công tác bảo trì PBC; Hợp phần nâng cấp, đã thi công hoàn thành 04/5 gói thầu, còn 01 Gói thầu RAI/CP12 đang triển khai thi công, khối lượng đạt khoảng 90% mặt bằng sạch. Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các Gói thầu RAM/G4 và RAM/NC1; trình Bộ kế hoạch lựa chọn nhà thầu 02 gói thầu Tư vấn; Dự án LRAMP: Tổng số cầu khởi công mới 268 cầu, hoàn thành mới 167 cầu; hoàn thành công tác bổ sung danh mục cầu (đã có quyết định phê duyệt của Bộ); Hợp phần Đường: Đang triển khai cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu; hiện tập trung các gói thầu kiểm toán, quyết toán DA hoàn thành; Các dự án bảo trì: Đã thẩm định xong kế hoạch lựa chọn nhà thầu 54/54 công trình; đang triển khai thi công cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu. Dự án sửa chữa công trình đường bộ năm 2019 đã thẩm định xong điều chỉnh dự toán xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ Nguyễn Văn Sỹ trình bày về phương án sửa chữa cầu Thăng Long.

Công tác khoa học công nghệ, đã triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Tổng số trạm/số làn thuộc dự án: 44trạm/605 làn (bổ sung 18 trạm/432 làn). Tiến độ đến nay đă lắp đặt được: 29 trạm/109 làn, trong đó: Số trạm/số làn đã vận hành: đã vận hành được 23 làn (tổng số đã vận hành được 27 trạm/107 làn); đang vận hành thử nghiệm: 8 làn. Đang còn phải lắp đặt 490 làn, trong đó: VETC phải lắp đặt 97 làn; trong đó có 42 làn thuộc phạm vi ban đầu của dự án. Theo báo cáo của VETC, Quý II/2019 lắp đặt 38 làn, quý III/2019 lắp đặt 59 làn; VEC và các nhà đầu tư BOT phải lắp đặt: 393 làn.

Đến nay, có 364 điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ đầu cuối (trong đó có 134 điểm tại các trung tâm đăng kiểm, 24 điểm dịch vụ tại trạm thu phí, 210 đại lý và cộng tác viên lưu động). Số lượng thẻ dán được đến nay: 680.000, tỷ lệ xe đã sử dụng dịch vụ thu phí ETC đạt 22,5%, doanh thu thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức ETC mới đạt khoảng 14%; Đã làm việc với NAPAS và VETC để giải quyết các vướng mắc trong kết nối thanh toán, giảm chi phí giao dịch khi nạp tiền vào tài khoản trả trước;

Công tác cải cách hành chính, ban hành Quyết định số 1259/QĐ-BCĐCPĐT thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP theo kế hoạch của Bộ GTVT và xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Tổng cục giai đoạn 2019-2020; triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch, gồm: Xây dựng, nâng cấp Cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung; Nâng cấp, xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ hành chính và cải cách hành chính; Nâng cấp, xây dựng các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành; Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT và bảo đảm an toàn thông tin; Xây dựng kết nối trục liên thông văn bản quốc gia, làm việc với Trung tâm CNTT của Bộ GTVT để thống nhất giải pháp kỹ thuật kết nối giữa hệ thống quản lý văn bản của các cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cấp Phần mềm quản lý văn bản đáp ứng chuẩn kết nối gửi, nhận văn bản theo yêu cầu của Quyết định số 28/QĐ-TTg; thời gian hoàn thành trong tháng 7/2019; Triển khai Bộ phận Một cửa giải quyết TTHC: Đã ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa tại cơ quan Tổng cục; số TTHC công bố tiếp nhận gồm 56 TTHC. Đã bố trí trang thiết bị theo quy định, khu vực tổ chức bộ phận 1 cửa giải quyết TTHC tại sảnh tầng 1 - trụ sở Tổng cục; làm việc với Trung tâm CNTT hoàn thiện phần mềm, bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện từ ngày 30/6/2019 (Trung tâm tổ chức tập huấn sử dụng thử nghiệm phần mềm dịch vụ công trực tuyến và 1 cửa điện tử lĩnh vực đường bộ vào ngày 30/5/2019); Rà soát chữ ký số đã được cấp cho Lãnh đạo Tổng cục, các Vụ, đơn vị trực thuộc (hiện có 129 CC, VC được cấp chứng thư số; đang đề nghị cấp bổ sung và điều chỉnh chức danh đối với 76 trường hợp); xây dựng chương trình chuẩn bị triển khai áp dụng chữ ký số.

Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 6, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL theo yêu cầu của Bộ GTVT; Chỉnh sửa hoàn thiện nhiệm vụ và dự toán chi phí lập quy hoạch mạng lưới đường bộ; hoàn thiện kế hoạch chi năm 2019; Triển khai công tác BDTX đảm bảo ATGT trên hệ thống Quốc lộ; rà soát các quy định về QLBT đường cao tốc để sửa đổi, bổ sung các nội dung cần thiết.

Đối với công tác an toàn giao thông, Tổng cục trưởng yêu cầu tăng cường kiểm tra hiện trường; tiếp tục ưu tiên xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên quốc lộ; bổ sung vạch sơn, biển báo, đinh phản quang và các điểm mất ATGT phát sinh trong quá trình khai thác. Các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm sẽ tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường cứu nạn, hốc cứu nạn để cứu nguy cho các xe mất phanh; hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu trên đường cao tốc; Xử lý kịp thời các sự cố cầu đường; tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm lấn chiếm hành lang, công trình; xử lý nghiêm các tình trạng vi phạm giao thông thông qua đường dây nóng, tuần tra, kiểm soát, trích xuất dữ liệu camera của cơ quan quản lý đường; Đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác tổ chức giao thông, xử lý điểm đen, điềm tiềm ẩn tai nạn giao thông; Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương tuyên truyền về đảm bảo TTATGT; duy trì hoạt động đường dây nóng đến từng đơn vị cơ sở; Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị vật tư dự phòng; đặc biệt tại các tuyến đường xung yếu, huyết mạch trước mùa mưa bão; phân công cụ thể cho từng đơn vị, từng thành viên theo dõi diễn biến thời tiết; thường trực 24/24h khi có mưa bão xảy ra đảm bảo không bị động, phối kết hợp với các cơ quan liên quan, kịp thời có mặt tại khu vực bị ảnh hưởng, có phương án ứng cứu khắc phục nhanh các sự cố cầu đường.

Đối với công tác quản lý vận tải, Tổng cục yêu cầu triển khai kế hoạch kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải theo chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Tổng cục ĐBVN năm 2019; Tổng hợp đề xuất sửa đổi bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ.

 Công tác quản lý phương tiện và người lái, tiếp tục hoàn thiện và chuyển giao Bộ Câu hỏi 600 câu dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo chỉ đạo của Bộ GTVT; Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn và các cơ quan liên quan xây dựng quy chuẩn thiết bị thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe của học viên lái xe và quy chuẩn thiết bị thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe và thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe; Tổ chức tập huấn sát hạch viên trong toàn quốc; tổ chức kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX theo kế hoạch đã được Tổng Cục trưởng phê duyệt năm 2019; tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với công tác KHCN, MT, HTQT, tiếp tục triển khai thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng trên toàn quốc; Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản đường bộ thuộc dự án VRAMP và LRAMP; dự án quản lý khai thác, giám sát dữ liệu thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Tổ chức hội thảo về giải pháp giám sát hoạt động thu phí sử dụng đường bộ; Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử của Tổng cục ĐBVN theo Khung kiến trúc chính phủ điện tử do Bộ GTVT ban hành.

Nguồn: Đường bộ