Thụy Sĩ sắp thử nghiệm hệ thống vận chuyển hàng tự động dưới lòng đất(Thứ năm, 14/07/2022 09:14 GMT+7)

Hệ thống vận chuyển hàng hóa tự động dưới lòng đất sẽ làm giảm áp lực cho việc mở rộng mạng lưới đường sắt và đường bộ.


Mô hình phương tiện chở hàng dưới lòng đất CST

Mô hình phương tiện chở hàng dưới lòng đất CST

Giải pháp Cargo sous address (CST)

Tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua khung pháp lý cho phép vận chuyển hàng hóa dưới lòng đất tại nước này. Điều đó có nghĩa, kể từ tháng sau, Thụy Sĩ có thể chính thức bắt đầu các hoạt động thử nghiệm hệ thống mang tên Cargo sous address (CST).

Các thành phố ngày càng phát triển khiến nhu cầu đối với đường bộ và đường sắt ngày càng lớn. Trước kia, đường cao tốc 10 làn xe được coi là xa xỉ. Hiện tại, Thụy Sĩ có đường cao tốc rộng tới 26 làn xe nhưng dự kiến sẽ quá tải sớm hơn dự đoán của các chuyên gia. Đó là lý do Thụy Sĩ đưa ra giải pháp Cargo sous address (CST) (tiếng Pháp nghĩa là vận chuyển hàng hóa dưới lòng đất).

CST là nỗ lực hợp tác của nhiều công ty Thụy Sĩ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hậu cần, bán lẻ, viễn thông và năng lượng. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc băng chuyền tự động để kết nối các đầu mối sản xuất và hậu cần với các trung tâm đô thị. Các đầu mối trong hệ thống được trang bị thang máy thẳng đứng để bốc xếp hàng hóa tự động vào hệ thống vận chuyển hoàn toàn dưới lòng đất. Việc di chuyển hàng hóa sẽ do các phương tiện chạy bằng điện với tốc độ cố định 30 km/h. Hàng hóa được đựng trong các pallet hoặc thùng chứa cải tiến. Hệ thống này có thể vận chuyển cả thực phẩm và hàng hóa đông lạnh bằng những phương tiện có trang bị hệ thiết bị làm lạnh. Ngoài ra, một đường ray trên cao có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hóa nhỏ hơn.

Trên trang web của mình, CST cho biết, việc phân phối hàng hóa sẽ được lên kế hoạch từ trước. Do đó, việc giao hàng đến các kênh bán hàng và khách hàng có thể được điều phối từ các đầu mối thay vì vận chuyển riêng lẻ từ mạng lưới của mỗi nhà cung cấp. Bên cạnh đó, các phương tiện thân thiện với môi trường còn tiết kiệm tối đa năng lượng.

Thụy Sĩ thực hiện như thế nào?

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2016, ước tính cần 3,5 tỷ USD cho một mạng lưới dài 500 km từ St Gallen (phía Bắc) cho đến Geneve (phía Nam). Tuy nhiên, dự án thử nghiệm khởi công vào ngày 1/8 sắp tới sẽ chỉ mới triển khai một đoạn ngắn dài 70 km từ thành phố Härkingen-Niederbipp đến Zurich, bao gồm 10 đầu mối, dự kiến hoàn thành vào năm 2031. Ước tính, chỉ riêng chi phí cho giai đoạn thử nghiệm này đã là 3 tỷ USD. Như vậy, chi phí toàn bộ dự án lên tới 35 tỷ USD.

Mặc dù vậy, dự án này được tài trợ hoàn toàn bằng vốn tư nhân. Các nhà đầu tư của dự án tin rằng, hệ thống chạy bằng năng lượng tái tạo này là một khoản đầu tư dài hạn xứng đáng và sẽ giảm đáng kể lượng xe chở hàng khi hoàn thành vào năm 2045.

Nguồn: Tạp chí giao thông