Đề xuất giải pháp chống sạt lở bờ sông Cần Thơ tại TP. Cần Thơ(Thứ ba, 26/10/2021 16:20 GMT+7)
Đây là nghiên cứu của các tác giả PGS. TS. CHÂU TRƯỜNG LINH; ThS. NCS. NGUYỄN THANH QUANG, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; ThS. ĐOÀN HIẾU LỄ, Công ty Cổ phần Lắp đặt điện nước IEE-24/7, TP. Cần Thơ.
Vị trí nghiên cứu trên sông Cần Thơ
Nội dung bài nghiên cứu tập trung khảo sát đánh giá hiện trạng sạt lở bờ sông - kênh rạch tại TP. Cần Thơ gồm: đánh giá tình hình chung, hiện trạng tại các vị trí sạt lở kết hợp với phân tích trên mô hình số bằng phần mềm Plaxis. Tính toán kiểm tra cho hai vị trí gồm: vị trí 1 (phía sau tòa nhà Vincom) - thềm sông xói sâu vào bờ (km1+810,7 - MCN1); vị trí 2 (đoạn qua cầu Hưng Lợi) - thềm sông thoải (km4+196,7 - MCN2). Thông qua kết quả tính toán ổn định giải pháp đưa ra với hai nhóm giải pháp gồm: kết cấu kè bê tông cốt thép (BTCT) + cọc BTCT (giải pháp 1) và kết cấu kè dùng cừ dự ứng lực + cọc BTCT (giải pháp 2). Giải pháp đề xuất được kiểm tra, tính toán cho cho hai vị trí nghiên cứu.
Theo các tác giả, TP. Cần Thơ có vị trí trung tâm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của vùng, là đầu mối quan trọng về GTVT nội vùng và liên vận quốc tế. Bên cạnh những lợi thế do hệ thống sông ngòi kênh rạch mang lại, Cần Thơ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở bờ sông - kênh rạch diễn ra hết sức phức tạp. Sạt lở không chỉ diễn ra vào mùa mưa mà còn xuất hiện cả trong mùa khô, với mức độ ngày càng nhiều và nguy hiểm.
Trong những năm gần đây, một phần do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, một phần do đặc trưng điều kiện địa chất yếu, địa hình lòng sông có sự thay đổi đột ngột, nhiều đoạn sông bị xoáy sâu, một phần cũng là sự phát triển quá nhanh của xã hội (vấn đề đô thị hóa, các tòa nhà cao tầng và các tuyến đường giao thông được xây dựng dọc theo bờ sông...), điều này đã dẫn đến hệ quả là hiện tượng sạt lở uy hiếp đến sinh mạng, đời sống của người dân đang ngày càng gia tăng.
Trong nội dung bài báo tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp chống sạt lở bờ sông Cần Thơ đoạn từ đường Ngô Đức Kế (điểm cuối của bến Ninh Kiều) đến rạch Cái Sơn (từ Km0+000 đến Km6+178) với tổng chiều dài toàn tuyến là L = 6.178 m. Đề tài tập trung vào các giải pháp xử lý đoạn sạt ngay sau tòa nhà Vincom Xuân Khánh và các đoạn khác giải đại diện một số mặt cắt.
Nội dung bài khoa học xem tại đây