Tổng quan về sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn trong xây dựng nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long(Thứ năm, 12/01/2023 14:33 GMT+7)

Bài báo tổng hợp, phân tích các điều kiện về trữ lượng, chất lượng cũng như các phương pháp xử lý cát biển, cát nhiễm mặn để có thể sử dụng làm vật liệu đắp nền đường cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đánh giá những hạn chế và bất cập khi sử dụng loại cát này trong xây dựng nền đường giao thông.


Bài báo tổng hợp, phân tích các điều kiện về trữ lượng, chất lượng cũng như các phương pháp xử lý cát biển, cát nhiễm mặn để có thể sử dụng làm vật liệu đắp nền đường cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, bài báo thực hiện mô phỏng tính toán tính ổn định cho một trường hợp nền đường sử dụng cát nhiễm mặn, từ đó đánh giá những hạn chế và bất cập khi sử dụng loại cát này trong xây dựng nền đường giao thông.

Trước yêu cầu cấp bách của Chính phủ về việc triển khai xây dựng hàng loạt các tuyến đường cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 [1]. Trong đó, giai đoạn 2022 - 2025, Bộ GTVT sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án đường cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền. Nếu sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay, trữ lượng các mỏ cát đang được cấp phép khai thác tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... chỉ đáp ứng được khoảng 5 - 6 triệu m3 và còn thiếu khoảng 30 triệu m3 [2].

Tổng quan về sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn trong xây dựng nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Một trong những giải pháp tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông, khả thi là phương án sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn để xây dựng nền đường cao tốc cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, nghiên cứu nội dung này là cần thiết và mang tính thời sự.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và kinh nghiệm thực tế các dự án, bài báo tiến hành tổng hợp, phân tích điều kiện về trữ lượng, chất lượng và các phương pháp xử lý cát biển, cát nhiễm mặn để có thể sử dụng làm vật liệu đắp nền đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nội dung đầy đủ bài khoa học xem tại đây.

Nguồn: Tạp chí GTVT