Thực trạng người bệnh chấn thương cột sống điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023(Thứ bẩy, 25/11/2023 19:55 GMT+7)
Thực trạng người bệnh chấn thương cột sống (do tai nạn giao thông - P/V) điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. Đây là bài nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Đào Vũ, Bệnh viện Bạch Mai và Phạm Thành Đồng, Trường Đại học Thăng Long.
Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống là một trong những bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của người bệnh và được mô tả là một bệnh không chữa khỏi. Theo số liệu thống kê hàng năm trên thế giới, tỷ lệ tổn thương tủy sống có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông còn cao, nguyên nhân trực tiếp gây chấn thương tủy sống, nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong và tàn tật. Để góp phần vào giảm nguy cơ biến chứng và tử vong chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng chấn thương cột sống điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai giai đoạn năm 2022-2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 102 bệnh nhân chấn thương cột sống được chẩn đoán theo thang điểm ASIA điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, chấn thương cột sống, có khả năng hợp tác và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 46,81 ± 15,97, tỉ lệ người bệnh dưới 40 tuổi chiếm 31,4%, từ 40 đến 59 tuổi chiếm 44,1% từ 60 tuổi trở lên là 24,5%, nam chiếm 59,8% cao hơn nữ 40,2 %, người bệnh lao động tự do chiếm cao nhất với 64,7% công nhân viên chức và hưu trí chiếm 12,7%, nông dân và học sinh, sinh viên lần lượt là 6,9 %và 2,9%. Người bệnh có nơi cư trú ở Hà Nội chiếm 57,25% còn lại các tỉnh khác là 42,75. Trình độ học vấn của người bệnh cao nhất là Đại học và sau đại học chiếm 66,7%, trình độ trung học phổ thông chiếm 18,6 % và thấp nhất là là trung cấp, cao đẳng chiếm 14,7%. Trong tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu thì tỉ lệ thừa cân béo phì thấp nhất chiếm 7,8% cao nhất là có cân nặng bình thường với 75,5%, nhẹ cân chiếm 16,7%. Chỉ có 2,9% người bệnh thuộc đối tượng hộ nghèo và 95,1% người bệnh có bảo hiểm y tế. Tỉ lệ người bệnh bị chấn thương cột sống cổ là 30.4%, cao nhất là chấn thương cột sống ngực 60,8%, chấn chương cột sống thắt lưng thấp nhất là 8,8%. Nguyên nhân chấn thương tủy sống do tai nạn giao thông chiếm tới 35,5% còn lại do nguyên nhân tại nạn sinh hoạt, lao động khác. Có tới 5,9% người bệnh mắc các bệnh hô hấp kèm theo, 2% người bệnh mắc bệnh thần kinh, bệnh thận là 4,9%, không có người bệnh nào mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Kết luận: Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương cột sống chiếm trên 35%, trong đó tỷ lệ gây chấn thương cột sống ngực cao nhất 60,8%. Phần lớn nạn nhân trong độ tuổi đang lao động, có trình độ học vấn khá cao từ trung cấp trở lên, tuy nhiên tỷ lệ nạn nhân có nghề nghiệp tự do lại chiếm số đông trên 60% và điều này cho thấy chấn thương tủy sống là gánh nặng không chỉ cho bản thân người bệnh, gia đình mà cho cả xã hội.
Nội dung chi tiết bài nghiên cứu XEM TẠI ĐÂY.