Công nghệ an toàn cho xe tải tương lai(Thứ tư, 04/11/2009 00:00 GMT+7)

Xe tải trong tương lai có thể sẽ được trang bị công nghệ an toàn để hỗ trợ cho người lái, thậm chí nó có thể thay thế họ nếu xe mất điều khiển. Dự án HAVEit (Highly Automated Vehicles for Intelligent Transport) với ngân sách 28 triệu Euro (40 triệu USD) đang nghiên cứu phát triển một lái xe ảo như vậy, nó có thể đáp ứng nhu cầu của lái xe và điều kiện giao thông.


Xe tải trong tương lai có thể sẽ được trang bị công nghệ an toàn để hỗ trợ cho người lái, thậm chí nó có thể thay thế họ nếu xe mất điều khiển.Dự án HAVEit (Highly Automated Vehicles for Intelligent Transport) với ngân sách 28 triệu Euro (40 triệu USD) đang nghiên cứu phát triển một lái xe ảo như vậy, nó có thể đáp ứng nhu cầu của lái xe và điều kiện giao thông.
Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu tai nạn xe tải của Châu Âu, 47% các vụ tai nạn xe tải xảy ra trong những tình huống đơn điệu như là khi các xe chạy cùng chiều nối đuôi nhau.
Để giảm thiểu những tai nạn này thì những chiếc xe trong tương lai sẽ được trang bị một số cảm biến bên ngoài để đánh giá tình hình giao thông, nhận biết làn đường, đèn tín hiệu và điều kiện mặt đường.
Những cảm biến này cũng có thể được kết hợp với một hệ thống bên trong để giám sát lái xe và nhận biết yêu cầu của lái xe. Xe tải cũng sẽ có thể được điều khiển tự động và giúp chiếc xe vận hành có hiệu quả nhất.
Ông Reiner Hoeger, đồng giám đốc dự án HAVEit giải thích: “Chúng tôi không làm cho các lái xe trở nên vô dụng, mà chỉ muốn họ luôn trong tình trạng kiểm soát tốt. Thông qua sự đối thoại liên tục giữa lái xe và hệ thống, chiếc xe có thể được tự động hóa ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo tình trạng hiện tại”.
Trong hai chiếc xe đang được chuyển đổi kỹ thuật số tại trung tâm công nghệ của Volvo tại Göteborg, Thụy Điển, một chiếc được nâng cao về độ an toàn, chiếc còn lại tập trung về mặt môi trường.
Xe tải an toàn
Đội nghiên cứu xe an toàn đang phát triển những hệ thống và thiết kế tự động hóa nhằm hướng dẫn lái xe trong những trường hợp giao thông khó khăn như là khi xe đi thành hàng tại tốc độ thấp.
“Hệ thống hỗ trợ đi thành hàng đang được sản xuất hiện nay có thể điều khiển xe ở tốc độ 30 km/h (khoảng 18 dặm). Tốc độ như vậy vẫn tương đối cao. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa chỉ số này xuống 0 km/h. Thậm chí, chiếc xe sẽ tự động di chuyển hoặc dừng lại theo xe đằng trước mà không cần tác động của người lái”, bà Erika Jakobsson, chủ nhiệm dự án tại Trung tâm nghiên cứu Volvo cho biết.
Một phần khác của hệ thống hỗ trợ này đó là giúp cho xe luôn đi đúng làn của nó.
“Hiện nay hệ thống hỗ trợ đi đúng làn đường phát ra tiếng kêu để cảnh báo người lái xe. Chúng tôi đang thử nghiệm hệ thống mới tự động hoàn toàn giúp chiếc xe đi đúng làn đường mà lái xe không phải làm gì cả”.
Để đạt được điều này, chín cảm biến đã được lắp lên chiếc xe: một chiếc camera soi đường và chướng ngại vật đặt ở trước kính chắn gió, một camera ở bên trong để giám sát tình trạng lái xe, hai rada tầm ngắn ở hai bên và ba đèn lazer.
Ngoài ra các xe tải còn được lắp đặt hệ thống truyền thông V2V (xe với xe) và hệ thống E-Horizon.
Hệ thống E-Horizon được kết nối với bản đồ chi tiết. Với sự hỗ trợ của GPS, chiếc xe nhận được những dòng tín hiệu liên tục về độ dốc, độ cong và các đường cắt ngang phía trước, điều chỉnh đường đi để có thể đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hệ thống V2V nhận những tín hiệu từ những chiếc xe chuyển động gần đó. Ví dụ, trong một làn xe, nếu chiếc xe đi đầu phanh gấp thì ngay lập tức các xe đằng sau sẽ nhận được cảnh báo và có thể xử lý kịp thời thay vì như hiện nay, các lái xe chỉ phản ứng khi thấy đèn phanh của xe đi ngay phía trước sáng.
Xe tải thân thiện
Công nghệ dựa trên cảm biến này cũng được sử dụng cho phần còn lại của dự án, chiếc xe thân thiện với môi trường sẽ được áp dụng động cơ Hybird, kết hợp hợp lý giữa động cơ đốt trong, motor điện, và tỉ số truyền.
Jakobsson nói: “Thông tin từ những cảm biến sẽ giúp điều khiển hiệu quả hệ thống truyền lực Hybrid. Chúng tôi cũng có thể huấn luyện lái xe những thói quen tốt để giảm tiêu hao nhiên liệu bằng một khóa đạo tạo ngắn hạn”.
Theo Hoeger thì: “Một trong những thử thách là làm thế nào xe có thể giao tiếp với lái xe, bằng các loại hiển thị, giọng nói và các cách cần thiết khác. Con người có nhiều tính khí, vì vậy hệ thống cũng cần phải nhận ra lúc nào người lái xe bình tĩnh hoặc mất bình tĩnh”.
Dự án được bắt đầu từ năm 2008 với hơn 20 đơn vị tham gia, từ nhà sản xuất đến các trường đại học. Mục tiêu là đến năm 2011, dự án phải đưa ra 7 chiếc xe sử dụng công nghệ này, và ba trong số đó là những chiếc xe tải hạng nặng của Volvo.
Theo: autonet.com.vn