Công nghệ xây sân bay trên biển của Nhật Bản(Thứ sáu, 31/07/2009 00:00 GMT+7)
Sân bay Kobe giữa biển không chỉ là thành tựu chinh phục thiên nhiên của người Nhật mà còn là sự trỗi dậy của một thành phố bị động đất tàn phá nặng nề cách đây 14 năm.
Sân bay Kobe giữa biển không chỉ là thành tựu chinh phục thiên nhiên của người Nhật mà còn là sự trỗi dậy của một thành phố bị động đất tàn phá nặng nề cách đây 14 năm.
Tháng 2/2006, sân bay Kobe (Nhật Bản) xây trên một hòn đảo nhân tạo giữa biển dưới chân dải núi Rocko đã được khai trương sau 7 năm lấp biển và xây dụng. Đây là sân bay thứ ba làm ngoài biển sau Sân bay quốc tế Kansai lntemational và sân bay ltami. Cả ba sân bay của Nhật này đều nằm ở Thái Bình Dương.
Sân bay Kobe
Việc xây sân bay Kobe đã được khởi xướng từ năm 1982. Khi lập dự án đã có rất nhiều tranh cãi và cần tới 30.000 chữ ký chấp thuận của người dân thành phố.
Mãi đến năm 1999 dự án mới được duyệt và cho lấp đất lấn biển. Năm 2002, công trình được xây dựng và sau 4 năm thì hoàn thành. Bên cạnh sân bay là một khu vực đảm bảo sự cản bằng sinh thái và là nơi nghiên cứu về khả năng phục hồi môi trường biển.
Đó là một bãi biển nhân tạo được trồng rong biển, các loài rong này sẽ hút muối để làm sạch nước. Khi rong biển không còn khả năng này thì người ta thu hoạch dùng làm phân bón hoặc cho lên men để tạo khí me tan và thay vào đó là một lớp rong biển mới.
Vì sao Nhật Bản chọn phương thức xây sân bay trên biển thì có rất nhiều lý đo. Xứ hoa anh đào là một đất nước rất hạn chế về tài nguyên nhưng dư thừa công nghệ. Người Nhật khi không thể tìm được một vị trí xây dựng sân bay trên đất liền vì quá gần các khu dân cư thì họ hướng sự quan tâm của mình ra biển.
Với những sân bay trên đảo nhân tạo ngoài đại dương hoạt động 24/24 giờ, gần như cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng gì, cả về tiếng ồn, độ ô nhiễm...
Do luôn bị đe dọa bởi nạn động đất, người Nhật có nhiều nghiên cứu về độ lún của công trình và là bậc thầy trong việc lập đảo nhân tạo trên biển.
Ngày nay, nhiều vịnh biển ở Nhật đã được đầu tư để xây các khu công nghiệp. Với sân bay Kobe đã nói ở trên, nếu nước khác thi công sẽ mất vài năm để chờ lớp đất trên biển lún xuống nhưng người Nhật chỉ giải quyết trong thời gian rất ngắn.
Nhìn lại lịch sử, vào năm 1995, trận động đất khủng khiếp đã làm 6000 người sống trên đảo Kobe thiệt mạng và thiệt hại về kinh tế lên tới 100 tỷ USD. Kobe đã phải mất 1 thập kỳ mới khối phục lại.
Nhiều người hy vọng với việc xây dựng sân bay Kobe mới, thành phố 1,5 triệu dân này sẽ trở thành đầu tầu kinh tế của Nhật Bản. Sân bay Kobe có diện tích 227 hecta với chi phí xây dựng là 2,4 tỷ USD, cách phía Nam thành phố Kobe 8 km.
Sân bay được nối với đất liền bằng đường xe điện và đường bộ tạo thành mối giao thông thuận lợi. Hành khách chỉ mất 16 phút để đi từ đất liền ra đảo: Theo ước tính, năm đầu tiên sử dụng, sân bay Kobe sẽ có khoảng 3,19 triệu lượt khách thông qua và năm thứ hai là 4,03 triệu người.
Theo "Japan Times"