Dự án xây dựng tuyến đường sắt Hairatan, Afghanistan(Thứ sáu, 18/02/2011 00:00 GMT+7)

Dự án đường sắt Hairatan (Afghanistan) là dự án đường sắt thường đầu tiên của Afghanistan. Dự án sẽ xây dựng một tuyến đường sắt dài 75km từ thị trấn Hairatan nằm trên biên giới Uzbekistan-Afghanistan tới thành phố Mazar-i-Sharif ở miền bắc Afghanistan.

Dự án đường sắt Hairatan (Afghanistan) là dự án đường sắt thường đầu tiên của Afghanistan. Dự án sẽ xây dựng một tuyến đường sắt dài 75km từ thị trấn Hairatan nằm trên biên giới Uzbekistan-Afghanistan tới thành phố Mazar-i-Sharif ở miền bắc Afghanistan.
Dự án được khởi công tháng 1 năm 2010 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2011 do các đơn vị quốc doanh của Uzbekistan (UTY) thực hiện. Chi phí cho dự án ước tính khoảng 170 triệu $, trong đó 165 triệu $ là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Số tiền còn lại do Chính phủ Afghanistan cung cấp.
Hairatan là một thị trấn nhỏ nằm trên biên giới Afghanistan và Uzbekistan. Do đặc điểm biên giới tự nhiên giữa hai nước là sông Amu Darya nên giao thông giữa hai nước được duy trì qua cây cầu Hữu nghị do Liên Xô xây dựng. Vì vậy cả giao thông đường bộ và đường sắt đều tập trung trên một cây cầu gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại biên giới ngày càng tăng.
Dự án sẽ xây dựng một tuyến đường đơn từ Hairatan đến Mazar-i-Sharif
Năm 2009, 4.000t hàng hoá đã được vận chuyển trong một tháng từ Trung Á tới Afghanistan. Theo ước tính của ADB, dự kiến lượng hàng hóa sẽ tiếp tục tăng từ 25.000 lên 40.000/tháng do lượng sản phẩm nông nghiệp, dầu, phân bón và vật liệu xây dựng nhập vào trong nước.
Các chuyến tàu vận tải từ Uzbekistan tới đều dừng lại ở thị trấn biên giới Hairatan để chuyển tải vào các xe tải, do đó làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển. Để khắc phục những nhược điểm trên, Chính phủ Afghanistan đã ký hợp đồng vận hành và bảo trì với Công ty Đường sắt Uzbekistan.
Do đó, dự án Hairatan nằm trong kế hoạch hành động và chiến lược giao thông thuộc Chương trình Hợp tác Kinh tế khu vực Trung Á nhằm mục đích tăng khối lượng hàng hóa được vận chuyển và biến Afghanistan thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Afghanistan là một nước nằm ở trung tâm Châu Á và có tiềm năng để trở thành đầu mối vận chuyển hàng hoá tới Trung Á, Pakistan, Đông Nam Á và châu Âu.
Dự án sẽ xây dựng một tuyến đường đơn từ Hairatan đến Mazar-i-Sharif, thành phố lớn thứ hai Afghanistan. Tuyến này sẽ được mở rộng đến tuyến đường Termez-Hairatan nơi mà hơn một nửa hàng hóa nhập khẩu của Afghanistan và hàng viện trợ nhân đạo từ các nước khác đến
Dự án cũng sẽ nâng cấp ga Hairatan và xây dựng nhà ga trung chuyển tại Gur-e-Mar gần Mazar-i-Sharif. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành đường sắt ở đây.
Việc thực hiện dự án đường sắt Hairatan cũng có nhiều thuận lợi. Dự án được xây dựng trên một khu vực đồng bằng có địa hình bằng phẳng và có độ cao 350 đến 550m. Tuy nhiên đất đai ở đây cằn cỗi và không có thảm thực vật tự nhiên. Tuyến đường sắt mới sử dụng khổ đường rộng 1.520 mm các đoạn tránh được đặt cách nhau 20km. Các đoạn tránh này có chiều dài 1,7km được thiết kế để có thể dừng đoàn tàu dài 100 toa. Hầu hết các nơi đường xe lửa này đi qua đều cách xa khu vực dân cư.
Afghanistan cũng có kết hoạch mở rộng tuyến đường này về phía tây đến Herat và phía đông đến Shirkhan Bandar. Tại Herat tuyến đường sẽ kết nối với đường sắt Iran còn tại Shirkhan Bandar sẽ kết nối với đường sắt Tajikistan. Những tuyến này trong tương lai sẽ tạo ra một hành lang đường sắt qua phía bắc Afghanistan và cho phép vận chuyển hàng hóa từ Tajikistan và Uzbekistan tới các cảng vùng Vịnh Ba Tư, mà không cần phải đi qua Turkmenistan.


Theo Rail magazin