Đường hầm Rohtang qua thung lũng Lahaul-Spiti, Ấn Độ(Thứ tư, 09/03/2011 00:00 GMT+7)

Đường hầm Rohtang là một tuyến đường bộ đi qua thung lũng Lahaul-Spiti đến thị trấn du lịch Manali ở bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Đây cũng là tuyến đường có thể đi lại trong mọi thời tiết tới khu vực miền núi Leh và Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir (J & K).

Đường hầm Rohtang là một tuyến đường bộ đi qua thung lũng Lahaul-Spiti đến thị trấn du lịch Manali ở bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Đây cũng là tuyến đường có thể đi lại trong mọi thời tiết tới khu vực miền núi Leh và Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir (J & K).
Kế hoạch xây dựng đường hầm này đã được hình thành từ năm 1983 nhưng yếu tố quan trọng để quyết định làm dự án này lại do Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đưa ra trong tháng 6 năm 2000. Tháng 7 năm 2010 dự án đã được chính thức khởi công với chi phí khoảng 15 tỷ rupie (321 triệu $). Dự kiến đường hầm sẽ hoàn thành vào năm 2015. Khi hoàn thành tuyến đường sẽ được cơ quan đường bộ biên giới quản lý và vận hành.
Manali và thung lũng Lahaul là hai khu vực ở phía bắc Ấn độ bị chia cắt bởi đèo Rohtang (Rohtang theo tiếng Ba Tư có nghĩa là "nơi thiêu các xác chết"). Đèo Rohtang có độ cao 3.978m, cách Manali 50km. Đèo nằm trong tuyến đường Manali-Leh. Hàng năm vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau đoạn đường phải dừng loạy động do điều kiện khắc nghiệt của mùa đông ở nơi đây. Điều đó đã làm cho Lahaul và Spiti bị chia cắt hoàn toàn với phần còn lại của đất nước.
Việc xây dựng đường hầm Rodtang sẽ rút ngắn hành trình giữa Manali và Lahaul khoảng 45km và thời gian đi lại giảm khoảng bốn giờ. Đây cũng là dự án rất quan trọng để vận chuyển vật tư tới các cơ sở quân sự ở Ladakh và Leh cũng như giúp người dân địa phương có thể đi lại thuận tiện để bán sản phẩm nông nghiệp của họ trong thị trấn. Mặt khác tuyến đường cũng giúp thúc đẩy du lịch tại Manali, Leh và Lahaul.


Đường hầm Rodtang sẽ rút ngắn hành trình giữa Manali và Lahaul và thời gian đi lại 4 giờ

Đường hầm Rodtang được thiết kế hình móng ngựa với hai làn đường dành cho xe ô tô rộng 10m và hai lối đi bộ rộng 1m ở hai bên. Tốc độ thiết kế cho xe chạy qua đường hầm là 80km/h. Sau khi hoàn thành đây sẽ là đường hầm dài nhất thế giới ở độ cao trung bình 3000 - 3100m.
Dự án đã được khởi công từ tháng 7 năm 2010. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 63 tháng. Đường hầm sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật khoan và nổ NATM (phương pháp đào hầm mới của Áo).
Tuy nhiên thời tiết khắc nghiệt và tuyết lở có thể gây trở ngại trong quá trình xây dựng đường hầm. Việc xây dựng đường hầm ở độ cao quá lớn cũng là một thách thức không nhỏ. Trên thế giói trung bình các đường hầm chỉ ở độ cao 600m hoặc tối đa là 1.900 m.

Hệ thống trợ lực cho đường hầm sự dụng kết hợp giữa bê tông cốt thép và các neo đá (bolt rock) cộng với các xương thép Yieldable.
Đường hầm sử dụng thông gió bán ngang với các quạt lớn để lưu thông không khí. Việc thông gió dọc theo đường hầm cũng như theo chiều cao được thực hiện thông qua hệ thống thông gió đặc biệt.
Các đường dẫn ở hai đầu cửa hầm cũng đã được hoàn thành trong năm 2005. Đường dẫn ở cửa phía nam của đường hầm đến Manali dài 2,7km với 18 tường hộ lan chống lở tuyết. Đường dẫn tại cửa phía bắc có chiều dài 23,8km nối tới tuyếnđường bộ Manali-Sarchu. Chi phí xây dựng hai đoạn đường này là 1,8 tỷ rupee (38 triệu $).
Các đường dẫn này giúp cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng cho đường hầm được thực hiện dễ dàng hơn.
Dự án sẽ do liên doanh giữa công ty hạ tầng Afcons của Ấn độ và công ty Strabag của Áo thực hiện. Việc thiết kế và quản lý dự án được giao cho công ty kỹ thuật Núi Tuyết (SMEC) của Autralia đảm nhiệm. Các nghiên cứu khả thi cho dự án được thực hiện bởi Ban Kinh tế Kỹ thuật Đường sắt Ấn Độ.

Theo Roads&Bridges