Hàng không Nga tìm lại ánh hào quang(Thứ hai, 18/04/2011 00:00 GMT+7)

Tổng thống Nga công khai kế hoạch cải tổ nền công nghiệp hàng không thương mại của nước này, sau 2 thập kỷ gặp nhiều khó khăn.
Trong phát biểu của mình, Tổng thống Nga Medvedev khuyến khích các nhà sản xuất máy bay thương mại của Nga phải thiết kế, chế tạo những chiếc máy bay tốt hơn.

Tổng thống Nga công khai kế hoạch cải tổ nền công nghiệp hàng không thương mại của nước này, sau 2 thập kỷ gặp nhiều khó khăn.
Trong phát biểu của mình, Tổng thống Nga Medvedev khuyến khích các nhà sản xuất máy bay thương mại của Nga phải thiết kế, chế tạo những chiếc máy bay tốt hơn.
Gần 20 năm qua, sau nhiều nỗ lực cứu trợ nền công nghiệp hàng không, Nga không đạt nhiều thành công như mong đợi. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới vị thế của Nga.
Năm 2009, Nga đã giới thiệu máy bay vận tải An-148 để cạnh tranh với Boeing 737 của Mỹ. Thế nhưng, những bước chuyển mình của ngành công nghiệp hàng không Nga rất phập phù, không đủ để duy trì năng lực sản xuất huy hoàng như đã có trong thời Liên Xô còn tồn tại.
Dù nhận được đơn đặt hàng hơn 200 chiếc An-148, nhưng theo báo cáo từ những đối tác mua hàng đầu tiên, chi phí vận hành của An-148 cao hơn nhiều so với đối thủ Boeing 737 (dòng máy bay này được Boeing đưa vào sử dụng từ những năm 1960, với số lượng hơn 6.000 chiếc).
Nhận thấy việc cạnh tranh về giá cả với Boeing-737 là không khả thi (đắt hơn 50% về giá), hãng Antonov đưa ra biến thể quân sự của An-148 là An-178. Thiết kế mới có khả năng chở hàng hóa lên đến 15 tấn.
Tuy nhiên, phân khúc thị trường này đang có những sản phẩm khác rất tốt như An-295 và C-27J. Chính vì thế, sự ra đời của An-148 và An-178 gặp cảnh "đầu không xuôi, đuôi chẳng lọt".
Nguyên nhân lịch sử
Nền công nghiệp máy bay hùng mạnh từ thời kỳ Liên Xô đã co quắp lại từ sau khi liên bang tan rã năm 1991. Ảnh hưởng của nó tác động tiêu cực tới nền công nghiệp hàng không dân sự.
Lý giải cho điều này, đó là vấn đề lịch sử. Sau khi Liên Xô tan rã và Nga và các quốc gia thuộc cộng đồng SNG khác thừa kế quyền và nghĩa vụ trên phương diện quốc tế. Điều không may, phần lớn những cơ sở sản xuất máy bay dân sự nằm bên ngoài Nga (thuộc lãnh thổ của Ukraine và Uzbekistan). Cụ thể, hãng sản xuất Antonov có trụ sở ở Ukraine, hãng Ilyushsin ở Uzbekistan, chỉ còn tập đoàn lớn Tupolev thuộc Nga. (Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô, nhà máy Ilyushsin phải di dời về lãnh thổ Uzbekistan hiện nay).
Nga đã chi nhiều tiền để thuyết phục Ilyushin di dời toàn bộ cơ sở sản xuất tới Nga. Nga đang tiến hành di chuyển những nhà máy trở về Ulyanovsk, thuộc lãnh Nga.Tupolev được sát nhập với nhiều nhà sản xuất máy bay quân sự khác.
Thách thức trước mắt
Tuy nhiên, vấn đề trên không phải là khó khăn đối với công nghiệp hàng không Nga, khó khăn chính là chiến lược phát triển giúp cạnh tranh được với các hãng hàng không phương Tây. Trong đó tìm được phân khúc thị trường thích hợp để đầu tư là điều quan trọng.
Công ty Antonov phải liên kết với Nga trong việc hợp tác thiết kế, sản xuất những loại máy bay lưỡng dụng (dùng cho cả dân sự và quân sự) để cạnh tranh với các hãng hàng không lớn khác trên thế giới như Airbus hay Boeing.
Chính phủ Nga đang tiếp tục hỗ trợ các hãng lớn. Năm 2008, sau 2 năm trì hoãn, Nga đồng ý chi 300 triệu USD để khởi động chương trình phát triển máy bay vận tải An-70. Venezuela cũng giúp Antonov khi đưa ra yêu cầu mua 12 chiếc An-70.
Đây là máy bay vận tải được Antonov phát triển từ cuối những năm 1980, được giới thiệu là giá thành thấp, dùng để thể thay thế các dòng máy bay vận tải tầm trung đắt tiền hơn như C-130 hay A400M. Chương trình phát triển được chính phủ Nga quan tâm nhằm tìm ra phương tiện vận tải thích hợp. Nhiều người dự tính, việc sản xuất thương mại của An-70 sẽ sớm thành hiện thực.
Bên cạnh đó, Nga muốn tập trung vào phát triển mạnh dòng máy bay vận tải phản lực II-76. Loại máy bay đã xuất gần 100 chiếc sang Cuba, Iraq, Trung Quốc, Ấn Độ, Libya và Syria.
II-78, biến thể tiếp dầu của Il-76 bay qua Quảng trường Đỏ trong lễ chiến thắng. Một thời gian dài, Ilyushin chỉ hoạt động để sản xuất cánh và một vài bộ phận của An-124, An-70 và An-225, những dòng máy bay vận tải đang trở nên cũ kỹ.
Năm 2006, Trung Quốc đã đặt đơn hàng trị giá 1,5 tỷ USD cho 38 chiếc máy bay vận tải II-76 và II-78 (biến thể bản máy bay tiếp dầu của II-76). Nhà máy Tashkent (Uzbekistan) mới chỉ chế tạo được 16 khung máy bay chưa hoàn thiện, công việc còn lại sẽ tiến hành ở Nga
Tuy nhiên, đến nay, những chiếc máy bay vận tải này đã không đủ sức để cạnh tranh. Những sản phẩm của các hãng phương Tây, dù có mức giá cao hơn nhưng dễ dàng vận hành với chi phí thấp. Nếu không có những biện pháp thay đổi, các doanh nghiệp sản xuất sẽ bị giết chết trước khi tìm được thị trường cho mình.
VTTH -Theo Báo Đất Việt(theo Strategy Page