Hạ thủy tàu bằng túi khí ở Trung Quốc(Thứ năm, 20/09/2007 00:00 GMT+7)
Các túi khí được nén với áp suất cao, trở thành những con lăn mềm, để chiếc tàu trượt trên đó. Phương pháp hạ thủy này đã được sử dụng trong các nhà máy đóng tàu Trung Quốc thay cho triền đà.
Trung Quốc coi đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phương pháp hạ thủy những con tàu có trong tải dưới 10.000 DWT.
Các túi khí được nén với áp suất cao, trở thành những con lăn mềm, để chiếc tàu trượt trên đó. Phương pháp hạ thủy này đã được sử dụng trong các nhà máy đóng tàu Trung Quốc thay cho triền đà.
Trung Quốc coi đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phương pháp hạ thủy những con tàu có trong tải dưới 10.000 DWT.
Chiếc tàu chở dầu mạn đôi, đáy kép, mũi quả lê hai chân vịt mang tên TITAN HONOUR, trọngtải 4000tấn đóng mới ở Công ty TITAN QUANZHOU Shipyard Co.Ltd, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc được tổ chức hạ thủy vào 12h30' ngày 1 tháng 8 năm 2007.
Đoàn cán bộ của Công ty Tư vấn Đầu tư & Thương mại - Intraco do giám đốc Nguyễn Tiến Hân dẫn dầu đã được mời tham dự lễ hạ thủy. Phương pháp hạ thủy trên những túi khí đã được áp dụng ở Trung Quốc từ 15 năm nay cho hàng ngàn con tàu. Nhưng với Việt Nam là vấn đề mới. Ông Nguyễn Tiến Hân đã từng đề cập việc hạ thủy này trong một bài viết trên Tạp chí Công nghiệp tàu thủy (số 26). Nhưng việc mục sở thị, thì lần này là thứ nhất.
Những điều nhìn thấy
Trên nền xi măng có độ dốc về phía biển người ta tiến hành lắp ghép các phân, tổng đoạn để hoàn thiện việc đóng mới một chiếc tàu. Quá trình thi công vẫn được thực hiện trên những gối đỡ bằng thép và gỗ như bình thường. Tới thời gian hạ thủy người ta bắt đầu lồng những tín cao su xuống bụng tàu Khi các túi cao su bơm căng, con tàu được nâng lên và tất cả những gối kê sẽ được tiến hành dỡ bỏ.Chúng tôi nhìn thấy chừng 30 chiếc túi cao su có đường kính khoảng 1,2 mét, được đặt ngang dưới đáy tàu. Việc giữ áp lực cho từng túi luôn được theo dõi chặt chẽ. Chiếc tàu nằm ổn định trên các túi khí, phía mũi tàu được neo bằng cáp để giữ tàu ổn định không bị trôi.
Lễ hạ thủy vẫn được tiến hành long trọng ở một khu vực cạnh tàu, còn xưng quanh tàu được chăng dây bảo vệ, giữ một khoảng cách an toàn cho quan khách. Chỉ những người theo dõi áp lực các túi khí mới được phép có mặt trong khu vực cấm.
Hệ thống máy nén khí hoạt động liên tục và có đường dẫn nối tới các túi khí để duy trì áp lực. Khi phát lệnh khởi công, có hai động tác: một là những túi khí phía lái giảm bớt áp lực, con tàu được tăng thêm độ dốc, hai là tời neo phía mũi được nhả ra. Các túi khí trờ thành những con lăn mềm đưa tàu xuống nước. Toàn bộ việc hạ thủy kết thúc trong thời gian một phút. Những túi khí lăn theo con tàu và nổi trên mặt nước.
Những điều chưa biết
Những túi khí dừng để hạ thủy được sản xuất ở Thẩm Quyến. ông Eric Mao Tổng giám đốc Công ty Shenzhen Tai Xi Ang Fended Air Bags Co. Ltd, nơi sản xuất túi khí không trả lời những câu hỏi về kỹ thuật. ông chỉ nói rằng: Nếu Việt Nam dùng phương pháp hạ thủy này thì các chuyên gia của đơn vị ông sẽ có mặt để hướng dẫn.
Dự đoán của chúng tôi thì tất cả công nghệ chế tạo túi khí, phương pháp giữ áp lực khí cùng với việc tính toán số lượng túi khí cần cho mỗi loại tàu khi hạ thủy đều là những bí mật.
Ngay cả mặt nghiêng của sàn bê tông và cự ly để con tàu trôi xuống cũng là những vấn đề không được phía bạn cho biết. Quan sát bằng mắt thường thì khi tiến hành hạ thủy, chứng tôi thấy nước đã chạm tới bánh lái của con tàu, vì thế khoảng đường lăn của các túi khí không dài.
Ông Mao cũng nói rằng Trung Quốc áp dụng phương pháp hạ thủy này có giá thành hạ và dùng phổ biến cho loại tàu dưới 10.000 DWT, còn về lý thuyết thì các tàu lớn hơn có thể áp dụng được nhưng chưa tiến hành.
Túi khí có thể dùng nhiều lần, mỗi khi hạ thủy xong các túi khí được bảo quản ở kho và sẽ được mang ra dùng lại. Khâu kiểm tra rất quan trọng để loại bỏ những túi khí không còn đủ tiêu chuẩn.
Khi chúng tôi hỏi rằng: Phương pháp hạ thủy này đã có lần nào không thành công?
Ông Mao cho biết: Chưa. Vì hệ số an toàn được chọn là rất lớn.
Những tiêu chuẩn kỹ thuật đều là những điều chưa biết. Dự lễ hạ thủy chỉ là những điều nhìn thấy từ phía ngoài.
Phần kết
Trung Quốc có rất nhiều nhà máy đóng tàu và thường mỗi nhà máy chỉ chuyên đóng một ít loại, ví như Công ty Titan Quanzhou Shipyard Co. Ltd chỉ chuyên đóng tàu chở dầu 4.000 - 5.000 tấn. Mỗi năm ở đây đóng 24 chiếc và hoàn toàn dùng phương pháp hạ thủy bằng túi khí.
Còn ở Quảng Đông thì Guang Chau Shipyard Intemational Co., Ltd lại chuyên đóng tàu có trọng tải 52.500 DWT, tàu Hải quân, tàu chở ô tô nhưng có kích thước tương tự.
Việc mỗi cơ sở đóng tàu chuyên làm một vài chửng loại tàu đã chuyên môn hóa rất cao, nên rút ngắn được thời gian thi công. Khi vào cơ sở đóng tàu này, chúng tôi thấy cùng một lúc trên 4 vị trí đang lắp ghép 4 chiếc tàu thì 3 chiếc cùng trọng tải 52.500 DWT và một chiếc tàu Hải quân không rõ trọng tải nhưng kích thước cũng tương tự như 3 chiếc tàu kia. Phương pháp hạ thủy lớn là bằng ụ khô và triền đà. Việc hạ thủy các loại tàu bằng túi khí chỉ có ở những cơ sở đóng loại tàu nhỏ, và có thể các đơn vị này không tự tiến hành công việc hạ thủy mà một công ty chuyên hạ thủy bằng hợp đồng. Nếu đúng như thế thì sự dầu tư của Trung Quốc rất chuyên sâu. Sự phán đoán của chúng tôi dựa trên các sở những người hạ thủy chiếc tàu Titan Honour đến từ Thẩm Quyến, chứ không phải là người của đơn vị đóng mới con tàu.
Việt Nam có thể dùng phương pháp hạ thủy bằng túi khí hay không. Đó là một vấn đề cần xem xét và nếu những đơn vị đóng các loại tàu có trọng tải tương tự thì chúng ta cần một sự hợp tác với bạn vì họ đã và đang làm việc này một cách hiệu quả.
Theo Tạp chí Vinashin 8/2007