VLJ hành trình tới tương lai(Thứ hai, 07/01/2008 00:00 GMT+7)
Tại triển lãm hàng không thương mại (ABACE 2007 (Thuỵ Sĩ, nhiều doanh nhân đã đặt bút ký hợp đồng mua máy bay cho riêng mình, tạo cơ hội làm ăn cho các công ty chế tạo máy bay phản lực cỡ nhỏ. Đó là những máy bay phản lực siêu nhẹ (Very Light Jet - VLJ) trọng lượng không quá 4,5 tấn, chở được 3 hoặc 4 nguời, tốc độ từ 500 đến 700km/h.
Tại triển lãm hàng không thương mại (ABACE 2007 (Thuỵ Sĩ, nhiều doanh nhân đã đặt bút ký hợp đồng mua máy bay cho riêng mình, tạo cơ hội làm ăn cho các công ty chế tạo máy bay phản lực cỡ nhỏ. Đó là những máy bay phản lực siêu nhẹ (Very Light Jet - VLJ) trọng lượng không quá 4,5 tấn, chở được 3 hoặc 4 nguời, tốc độ từ 500 đến 700km/h. Là máy bay nhỏ, nên VLJ không cần những sân bay tiêu chuẩn mà có thể cất hạ cánh trên những đường băng 900 mét. Trong năm 2006 đã có 885 chiếc được đặt mua. Tuy nhiên để có những máy bay phản lực siêu nhẹ, giá hợp lý, tạo thành xu hướng tiêu dùng cho những người thành đạt, các nhà chế tạo phải trải qua hành trình hoàn thiện mà mấu chốt là giải quyết vấn đề có được động cơ có công suất lớn nhưng phải gọn nhẹ.
Bắt đầu từ năm 1992, khi hãng Williams lnternational của Mỹ, nổi tiếng bởi sản phẩm
động cơ phản lực cánh quạt đẩy mini gắn trong tên lửa Tomahawk, cho ra đời mẫu động cơ phản lực FJ44 có lực đẩy 1.900 pound, kích thước nhỏ hơn các loại động cơ thông thường khoảng 25%. Ngay lập tức FJ44 được Cessna, hãng có thâm niên chuyên sản xuất máy bay nhỏ lựa chọn. Năm 1993, hãng này cho ra đời thế hệ VLJ mới, với mẫu CITATIONJET sử dụng động cơ FJ44 với giá bán 2,9 triệu USD (tương đương với 4,1 triệu đô la ngày nay). Chiếc CITATIONJET đã trở thành phương tiện bay cá nhân bán chạy nhất trong lịch sử hàng không. Thành công của Cessna đã thúc đẩy hãng Williams tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời động cơ hoàn thiện hơn, nhằm giúp các nhà sản xuất chế ra được máy bay siêu nhẹ. Hợp tác với NASA, năm 1996 công ty đã thử nghiệm thành công FJX - 2, loại động cơ phản lực nhẹ nhất từ trước tới nay. là sự thu nhỏ của FJ44, chỉ nặng 38.6kg Với 3 bộ phận nén cực nhỏ, thiết kế tinh xảo trong phòng thí nghiệm động cơ này đã tạo ra lực đẩy 770 pound. Tỷ lệ lực đẩy và trọng lượng 9:1, gấp đôi khả năng của bất cứ động cơ phản lực công nghiệp nào. Thành công đó đã thu hút được sự chú ý của Vern Raburn, ông chủ hãng Eclipse. Rất nhanh chóng, hợp đồng giữa Eclipse và Williams được ký kết và kết quả của sự hợp tác trên đã hoàn thiện động cơ FJX 2 để gắn lên chiếc Eclipse 500, một phương tiện bay siêu nhẹ, 5 chỗ ngồi sử dụng 2 động cơ FJX-2. Mùa hè năm 2002, chuyến bay thử đầu tiên được thực hiện... Người ta gọi đó là thời điểm bình minh của nền công nghiệp chế tạo VLJ. Nhưng những chuyến bay thử đã không cho kết quả như mong muốn. Động cơ không thể đạt được lực đẩy lý thuyết, lại còn nảy sinh hiện tượng quá nhiệt. Sau hai lần bay thử không thành công, Eclipse đã bắt tay với Pratt & Whitney, nhà sản xuất động cơ phản lực hàng đầu của Mỹ nhằm thu nhỏ kích thước và tạo ra sự ổn định cho động cơ. Vào năm 2003, sự hợp tác này đã cho kết quả bằng sản phẩm là động cơ PW610F có lực đẩy 900 pound. Tháng 9/2006, PW610F nhận được sự bảo hộ về thiết kế của Cơ quan quản lý hàng không Mỹ (FAA). Dù đã có động cơ đạt yêu cầu nhưng hoạt động không ổn định của các thiết bị điện tử chuyên dụng nên đến tháng 12/2006 chiếc Eclipse 500 lai động cơ PW610F mới thực hiện được nội chuyến bay thử thành công. Buổi bay sử cũng là lần đầu tiên chiếc VLJ tiên tiến được ra mắt trong sự mong đợi nhiều năm của những khách hàng giàu có. Mót chiếc Eclipse 500 có giá 1,5 triệu đô la, chưa bằng nội nửa chiếc CITATIONJET và cũng không đắt hơn chiếc xe hơi hạng sang là mấy. Vern Raburn được xem là người tạo sức bật mới cho ngành công VLJ, ông còn cam kết sẽ cho ra đời ra những sản phẩm mới có giá dưới 1 triệu USD. Sau sụ ra mắt đầy ấn tượng của Eclipse 500, tháng 2/2007 hãng Cessna góp vào thị trường VLJ chiếc Mustang 6 chỗ với tốc độ to đa đạt được là 630km/h; Tham gia vào thị trướng VLJ còn có Embraer của Brazil sản phẩm Phenom 100 4 chỗ ngồi và Phenom 300 có 9 chỗ với giá bán 2,85 triệu USD và 6,65 triệu USD. Ngoài ra còn có Bombadier của Canada với những VLJ mang nhãn hiệu Gulfstream, hay như ADam Aircraft với chiếc A700 giá 2 triệu USD. Từ đất nước "Mặt trời mọc" các nhà công nghiệp Nhật Bản cũng trình làng chiếc Hon da Jet 7 chỗ có giá 3,65 triệu USD và mới đây Mitsubishi Heavy đã khởi động dự án chế tạo VLJ.
Như vậy sau khi giải quyết được vấn đề động cơ cùng sự hoàn thiện trang thiết bị điện tử, công nghiệp chế tạo VLJ đã có bước phát triển mới. Trong khi đi lại bằng đường hàng không vẫn phải chịu nhiều thủ tục kiểm tra an ninh, mất thời gian chờ đợi, tình trạng chậm, huỷ chuyến vắn chưa được khắc phục thì VLJ là phương tiện lựa chọn của các doanh nhân. Tập đoàn Embraer dự báo, trong vòng 10 năm tới VLJ sẽ chiếm 26% số máy bay dân dụng được xuất xưởng trên toàn thế giới, thị trường này sẽ đạt 35,5 tỷ USD vào năm 2015 còn FAA cho rằng đến năm 2017 sẽ có hơn 5000 VLJ tung cánh trên bầu trời và tương lai sẽ xuất hiện "taxi hàng không" với giá khoảng 3 USD cho một dặm bay. Khì đó VLJ sẽ góp phần thay đổi diện mạo giao thông của các thành phố lớn.
Tạp chí hàng không 12/2007