Áp dụng công nghệ thông tin trong giao thông(Thứ ba, 12/02/2008 00:00 GMT+7)

Công nghệ kết nối truyền thông giữa các xe, hay còn gọi là V2V (Vehicle & Vehicle), có thể giúp giảm bớt ách tắc và tai nạn giao thông. Các nhà nghiên cứu đang thực hiện nhiều cải tiến để V2V có thể thực sự ứng dụng vào thực tế.

 Công nghệ kết nối truyền thông giữa các xe, hay còn gọi là V2V (Vehicle & Vehicle), có thể giúp giảm bớt ách tắc và tai nạn giao thông. Các nhà nghiên cứu đang thực hiện nhiều cải tiến để V2V có thể thực sự ứng dụng vào thực tế.

Công nghệ định vị toàn cầu (GPS) có độ chính xác ngày càng cao sẽ cho phép  nhanh chóng xác định được đúng vị trí xe của bạn tại bất kỳ thời điểm nào, cộng thêm những phương pháp kiểm tra độ ổn định của xe bằng cách tự dò được thông số tốc độ cũng như hướng xe chạy và đưa những thông tin này lên máy tính đã được lắp đặt sẵn trên xe. Nhưng vẫn còn một thách thức nữa, đó là làm sao để có được phương tiện giúp truyền những dữ liệu đó đến những chiếc xe chạy chung đường.

 

Để khuyến khích công nghệ V2V phát triển, Uỷ ban Viễn thông Liên bang Mỹ đã cho phép sử dụng băng tần 5.9 GHz - băng tần chuyên dụng của công nghệ viễn thông tầm ngắn (DSRC) - để liên lạc giữa các xe với nhau, và với máy chuyển tiếp thông tin được lắp đặt hai bên đường.

 

Phòng nghiên cứu thiết bị điện tử của hãng Volkswagen - nơi hỗ trợ tạo ra chiếc xe tự động - VW Touareg, đã chiến thắng trong cuộc đua robot Challenge Grand Darpa năm ngoái - gần đây đã lắp đặt những thiết bị DSRC vào 2 chiếc Jettas và 2 chiếc Audi A3s, sử dụng phương pháp V2V lái những chiếc xe này qua San Francisco thành công. Theo ông Carsten Bergmann, Trưởng Dự án của Hãng VW, cho biết: "Công nghệ V2V có thể đưa vào ứng dụng ngay lúc này". Hãng General Motor đã tung ra một chiếc tốt hơn của hãng VW: chiếc Cadillac CTS có trang bị công nghệ DSRC có thể tự ngừng để tránh tai nạn. Hệ thống kiểm tra tính ổn định vốn đã được nâng cấp của xe có thể dự đoán hướng xe chạy - chẳng hạn như nếu phía trước có một chiếc xe cũng được trang bị DSRC đang dừng giữa đường thì hệ thống sẽ nhanh chóng kích hoạt máy vi tính làm xe thắng lại mà không cần người lái xe làm gì cả. Kết quả rất ấn tượng, nhưng cũng có phần đáng lo, và nhiều người còn nghi ngại rằng những người Mỹ có lối sống tự do sẽ chẳng bao giờ chịu sử dụng xe hoàn toàn tự động.

 

May mắn thay, Kỹ sư Tomiji Sugimoto và đội ngũ làm việc của ông ở Phòng nghiên cứu và phát triển của hãng Honda đang chế tạo ra một dạng xe mới kết hợp giữa con người với máy móc, và người lái vẫn có thể tự điều khiển xe. Những kiểu mẫu được đề cập ở trên đơn thuần chỉ là những cỗ máy không thể suy nghĩ. Nhưng hãng Honda đang phát triển một hệ thống phản hồi bằng xúc giác, chẳng hạn như tay lái hoặc là bàn đạp có thể rung. Ông Sugimoto cho biết: "Chúng ta đang nói đến một hệ thống có chức năng hoạt động như muốn giành quyền điều khiển xe với người lái". Chỉ có điều dù hệ thống này có gây khó chịu cho người lái chăng nữa thì thông tin phản hồi của nó lại luôn luôn đúng.

NACESTI