Làm ga mới trong lòng đất để thay thế ga cũ quá chật hẹp trên mặt đất(Thứ sáu, 04/07/2008 00:00 GMT+7)
Ngày 24 tháng 11 năm 2007, Bộ Vận tải Liên - bang Đức và cơ quan đường sắt (DB) nước này đã khánh thành khu ga mới Neu - Ulm trong lòng đất tại bang Ba den - Wurttemberg.
Ngày 24 tháng 11 năm 2007, Bộ Vận tải Liên - bang Đức và cơ quan đường sắt (DB) nước này đã khánh thành khu ga mới Neu - Ulm trong lòng đất tại bang Ba den - Wurttemberg.
Ga mới mang tên Neu - Ulm 21 gồm 4 đường thay cho ga cũ 16 đường chiếm một phần khá rộng của thành phố Neu - Ulm. Công trình mở đầu cho một chiến lược cải tạo ga và đầu mối đường sắt quy mô toàn liên bang mang tên "Station 21", đồng thời là một trọng điểm trên hành lang "mạng vận tải liên châu âu' (TEN) từ Paris đến Bratislava qua Stuttgart và Munchen (tức là Munich trong Pháp ngữ).
Thành phố Neu - Ulm nằm ở bên kia sông Donau (tức là Danube trong Pháp ngữ) đối diện với thành phố Ulm, hai khu đô thị nối liền bằng cầu đường sắt đổi mới làm song song với cầu cũ để khắc phục tình trạng ùn tắc "thắt cổ chai". Neu - Ulm cũng là đầu mối giao thông đa phương thức đã đóng cửa để chuyển sang khu đầu mối mới bên kia sông. Bỏ được ga cũ trên mặt đất sẽ giải phóng 18 ha mặt bằng để làm nhà ở và cơ sở thương mại. Đường xuống ga hầm dài hơn 2km và tưởng cách âm hai bên đường dài tổng cộng 8000m. Tại ga hầm có nhà dịch vụ ăn uống, bán báo, sắp tới sẽ bán vé tàu tự phục vụ. Trong ga có 120 chỗ đỗ xe, có thang máy nâng hạ ghế lăn cho khách thương tật hoặc mang theo hành lý nặng. Tuy chỉ có 4 đường trong ga, nhưng được thiết kế đủ cho các đoàn tàu chạy suốt và đoàn tàu địa phương có đường ở ga để đưa đón khách. Tổng kinh phí lên tới 160 triệu euro do ngân sách đài thọ.
Chiến lược Station do DB đề xuất từ những năm 1990 nhằm mục đích xoá bỏ ga cũ đã lạc hậu thay bằng ga mới nằm gọn trong lòng đất. Cách này tránh được việc giải phóng mặt bằng rất tốn kém và quá chậm nếu mở rộng ga cũ ngay trên mặt đất, lại cũng thu được khoản tiền bán mặt bằng ga cũ, song chủ yếu khắc phục được nạn ùn tắc vì các công trình đều quá tải. Dù sao, chi phí làm ngầm cũng rất cao, dự án ga ngầm Stuttgart 21 là trường hợp tốn nhất phải đợi 12 năm DB mới thương lượng xong việc huy động 2,8 tỷ euro, và chỉ khởi công được vào năm 2010 để có thể hoàn thành vào năm 2020. Các dự án tương tự ở Frankfurt và Munchen cũng phải tạm gác vì đối với các công trình lớn và phức tạp thì ở đâu cũng khó huy động đầu tư kịp thời.
Trương Thiết