Bê tông kỹ thuật cao(Thứ ba, 26/08/2008 00:00 GMT+7)

Hàng năm trên thế giới xảy ra khoảng 500.000 cuộc động đất lớn nhỏ. Những cơn địa chấn xảy ra bất thình lình làm các công trình xây dựng bị đổ sập gây chết người và phá hỏng các vật bên dưới. Loại xi măng mới này giúp các công trình xây dựng có thể đứng vững sau những trận động đất cũng như làm giảm bớt các ổ gà trên các xa lộ.

 


Hàng năm trên thế giới xảy ra khoảng 500.000 cuộc động đất lớn nhỏ. Những cơn địa chấn xảy ra bất thình lình làm các công trình xây dựng bị đổ sập gây chết người và phá hỏng các vật bên dưới. Loại xi măng mới này giúp các công trình xây dựng có thể đứng vững sau những trận động đất cũng như làm giảm bớt các ổ gà trên các xa lộ.

 

   

Kỹ sư Victor Li thuộc Viện  nghiên cứu vật liệu xây dựng của trường Đại học Michigan cho biết Viện đã nghiên cứu thành công một loại bê tông kỹ thuật cao có tên là ECC. Loại xi măng này có thể trộn và sử dụng như những loại xi măng thông thường để đúc bê tông. Tuy nhiên, nó có những đặc  tính như: chắc hơn, bền vững hơn, nhẹ và có thể uốn cong được, ít rạn nứt khi dùng trong xây dựng cầu, đường và các cao ốc. 

 

ECC không giống như những chất phụ gia trước đây giúp xi măng tăng cường độ kết dính hay chịu lực v.v… mà nó thật sự là một loại vật liệu được cấu trúc từ những phần tử siêu nhỏ. Đây là đặc tính chủ yếu của ECC nhằm tác động các vật liệu liên kết với nhau, do vậy nó rất dễ định hình qua đúc khuôn hay xây dựng như bình thường. 

 

Ông Li cho biết với loại xi măng cũ người ta trộn nước, cát và đá cùng với lõi sắt bên trong giúp cho các thanh dầm cầu cũng như các trụ cột trong các tòa nhà vũng chắc. Với loại vật liệu mới này các chất liệu siêu nhỏ sẽ kết nối tất cả với nhau tạo nên tính vững chắc, và khối bê tông composite này trông giống như bê tông thường. Các chất liệu có kích thước đường kính khoảng 100 micron, cát silic, PVA và bề mặt phủ một lớp sợi cực mỏng. Chính lớp sợi này giúp cho bê tông không bị nứt rạn, nhờ vậy mà bê tông không bị biến dạng hay vỡ vụn khi bị những lực lớn tác động vào.  Lớp sợi này còn kết hợp những phần tử bên trong để cùng chia sẻ tải trọng. 

 

Về bản chất chúng kết hợp với nhau, do vậy tải trọng được chia đều và làm giảm tải ở điểm tiếp xúc. Qua thí nghiệm ECC cho thấy sức chịu lực gấp 500 lần hơn loại xi măng truyền thống và nhẹ hơn 40 lần. Ông Li tin rằng đây là vật liệu dùng cho những tòa nhà chọc trời trong tương lai. 

 

Giá thành loại xi măng này gấp 3 lần xi măng thông thường, tuy vậy do đặc tính chịu lực và nhẹ nên số lượng sử dụng ít hơn nên nó dễ chấp nhận. Hơn nữa tâm lý lo ngại động đất nên có thể người ta sẽ sử dụng nó để thay thế xi măng thường. 

 

Công nghệ xi măng ECC đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Mỹ... Những nhược điểm cố hữu của loại xi măng cũ như độ bền vững, chịu lực kém và chi phí sửa chữa cao đã thúc đẩy quá trình phát triển loại xi măng ECC trong tương lai

NACESTI (Theo Civil Engineering, 7/2008)