Xuồng cứu sinh mui kín(Thứ hai, 15/12/2008 00:00 GMT+7)
Xuồng cứu sinh được thiết kế, kiểm nghiệm cho phép rơi từ độ cao 3m với một thuyền bộ đầy đủ, trọng lượng bình quân mỗi người là 75kg. Những vụ tai nạn đã minh chứng: thân xuồng được gia cường khu vực sống đáy để chống lại tác động của sự va chạm, với giả thiết xuồng rơi theo tư thế thẳng sống xuồng xuồng trước.
Thiết kế xuồng cứu sinh
Xuồng cứu sinh được thiết kế, kiểm nghiệm cho phép rơi từ độ cao 3m với một thuyền bộ đầy đủ, trọng lượng bình quân mỗi người là 75kg. Những vụ tai nạn đã minh chứng: thân xuồng được gia cường khu vực sống đáy để chống lại tác động của sự va chạm, với giả thiết xuồng rơi theo tư thế thẳng sống xuồng xuồng trước. Nhiều trường hợp xuồng bị lật trong khi thả rơi, những vùng thân xuồng gần với phần sống xuồng đều bị vỡ toang do tác động của sự va chạm.
Chỗ ngồi trong nhiều chiếc xuồng được thiết kế phù hợp với những yêu cầu cơ bản của SOLAS. Tuy nhiên điều này không được coi là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho thuyền viên khi rơi tự do từ độ cao 3m .
+ Một số loại xuồng chỉ có chỗ ngồi mà không có bộ phận bảo vệ phần đầu và phần lưng;
+ Một số loại xuồng cứu sinh chỉ có miếng đệm tót bảo vệ đầu nhưng ở một số chỗ ngồi, đặc biệt là chỗ ngồi cạnh lối ra vào, lại không có bộ phận bảo vệ cho phần lưng, nên khi xuồng va chạm xuống nước phần lưng chịu lực uốn gây nên chấn thương cột sống;
+ Một vài loạt xuồng khác, một số ghế ngồi được đặt đệm mút xốp. Những tấm đệm này có tác dụng đề phòng chấn thương cột sống;
+ Một dây đai an toàn không đủ để giữ thuyền viên tại chỗ trong khi thả xuồng rơi. Nếu như xuồng không chạm nước ở tư thế cân bằng, tác động của va chạm có thể làm gẫy cổ tay nếu không có đai an toàn để giữ cơ thể ở tư thể thẳng đứng.
Cơ cấu nhả móc
Thiết kế, hoạt động và bảo dường cơ cấu nhả móc là lĩnh vực rất được quan tâm.
Nhiều loại xuồng cứu sinh có cơ cấu nhả móc cho phép thuyền viên có thể thao tác thả dây treo xuồng khi xuồng đang treo phía trên mặt nước. Mục đích của cơ cấu cho phép nhả móc khi xuồng đang treo đối với loại xuồng cứu sinh mui kín là giúp cho các móc có khả năng được nhả, kích hoạt từ trong xuồng, áp dụng trong quá trình hạ xuồng gặp sự cố.
Nhiều chiếc xuồng được thiết kế đủ cho toàn bộ thuyền viên ngồi vào ngay tại boong tàu, đóng nắp xuồng, kích hoạt phanh hãm cần davit từ bên trong xuồng để hạ xuồng xuống nước và sau đó thì thả móc.
Hệ thống này cho phép thuyền viên rời tàu đang cháy và bảo vệ họ tránh được tác động của khói, hơi ngạt và lửa trong kht xuồng được hạ xuống nước và chạy ra xa khỏi tàu.
Nếu thao tác hạ xuồng bị ngắt quãng bởi tác động bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát của người điều khiển hạ xuồng, thì họ có thể lựa chọn thao tác cơ cấu nhả móc cho phép xuồng rơi xuống nước.
Điều đáng nót là phần lớn những sự cố xảy ra khi đang hạ xuồng xuống nước trong kỳ thực tập bỏ tàu. Công việc này thông thường được thực hiện khi tàu chở dầu đang chờ lấy hàng, mà khi tàu không hàng thì độ cao của xuồng cứu sinh với mặt nước cao hơn nhiều so với khi tàu dã được xếp đầy hàng. Trong nhiều vụ việc, xuồng cừu sinh đã được thả khi ở độ cao hơn 3m so với mặt nước (SOLAS yêu cầu một xuồng cứu sinh được thiết kế cho phép rơi từ độ cao này)
Có nhiều sự khác biệt trong thiết kế của cơ cấu nhả móc và nguyên nhân của các vụ việc có thể kể ra:
Thiết kể
+ Để ngăn lửa xâm nhập vào trong xuồng và khí nén bị thoát khỏi xuồng, một số cơ cấu nhả móc được thiết kế khép kín. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra bằng mắt thường và công tác duy tu bảo dưỡng.
+ Trong nhiều trường hợp không thể quan sát rõ hoặc tiếp cận trực tiếp với những cơ cấu này khiến việc bảo dưỡng và cài đặt lại các móc trước khi thu xuồng không được đầy đủ, cẩn thận. Do cơ cấu hoạt động là truyền lực qua các cần, đòn, dây cáp nên việc điều chỉnh chúng tại điểm hiệu chỉnh, nhìn rõ các tư thế của chốt nhả móc là rất khó. Điều thiết yếu là khi cơ cấu hoạt động, cả hai móc đều phải được nhả chính xác đồng thời, và khi các móc được cài đặt lạt thì các chốt phải khóa cùng thời điểm.
+ Các chốt, móc phải được làm từ inox, thép không gỉ hoặc được mạ kẽm, bởi nếu không gỉ sắt sẽ đóng vai trò lớn ngăn cản hoạt động của cơ cấu nhả móc, khiến cho hai móc nhả không đồng thời.
+ Loại xuồng cứu sinh được thiết kế cho phép hạ ngay xuống nước khi toàn bộ thuyền viên đã vào xuồng, như vậy toàn bộ trọng lượng xuồng luôn được treo trên cần davit. Điều này có nghĩa chỉ thời điểm khi tàu ở vùng neo hoặc trên đà, xuồng đã được hạ xuống nước và các móc đã được nhả ra thì khi đó mời có thể bảo dường hoặc đại tu toàn bộ các móc.
+ Vì sự ăn mòn các bộ phận hoặc cách thức xiết chặt các chốt của tay gạt hoặc cáp điều khiển, một vài cơ cấu đã bị kẹt khi kích hoạt chúng, nguyên nhân lại là một móc nhả trước móc khác và gây khó khăn khi cài đặt lại các móc.
+ Đã có trường hợp gây chấn thương cho người điều khiển xuồng khi họ tháo bỏ trang bị an toàn để vươn người ra thao tác điều khiển cơ cấu nhả móc. Khi đó xuồng đang treo trên mặt nước và do ghế ngồi của người điều khiển xuồng có cấu trúc quá yếu nên nó đã bị vỡ khi xuồng chạm mặt nước.
+ Trong nhiều trường hợp, nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất xuồng cứu sinh không đưa ra các thông tin chi tiết về cấu trúc của cơ cấu và cách thức bảo dưỡng.
Bảo dưỡng
Do thiết kế không phù hợp đã gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng:
+ SOLAS đã đưa ra yêu cầu dây cáp nâng hạ xuồng phải được đảo đầu trong thời gian không quá 30 tháng và thay thế trong khoảng thời gian không quá 5 năm. Dây cáp nâng hạ xuồng ở đây là dây cáp thép. Không có quy định bắt buộc nào đối với việc thay thế các bộ phận khác cấu thành hệ thống cần đavit. Có sự cố đã xảy ra khi vít cổ chai bắt ngay đoạn cuối của dây cáp và dây xích nối với đoạn cuối khác của cáp tời các móc đã bị hỏng do bị ăn mòn và kiểm tra xiết chặt bị sót trong thời gian tàu lên đà.
+ Tùy vào trình độ chuyên môn và ý thức của thuyền viên, các quy trình của chủ tàu hoặc người quản lý tàu, một thuyền viên bất cẩn trong công tác bảo dưỡng đã để móc treo bị gỉ và thủy thủ tiếp theo đã bôi dầu mỡ vào các bộ phận và dùng búa gõ để móc xoay tự do. Trong các trường hợp như vậy cơ cấu móc lẽ ra phải được tháo hẳn ra, sửa chữa triệt để và sau đó mới được cài đặt lại.
+ Công tác huấn luyện về bảo dưỡng kém cũng gây nên sự cố. Khởi đầu là bảo dường theo hường dẫn của nhà sản xuất không đảm bảo đủ, và sau đó là thiếu sự huấn luyện chi tiết của chủ tàu hoặc người quản lý tàu trong việc duy trì bảo dưỡng và việc cài đặt lại các móc. Các công ty chịu trách nhiệm bảo dưỡng toàn bộ xuồng cứu sinh tại kỳ lên đà sau 4 năm cũng chưa chú trọng công tác huấn luyện bảo dưỡng .
Thao tác hoạt động.
Sự cố đã xảy ra và gây chấn thương ngày càng nhiều đối với thuyền viên khi thao tác vận hành xuồng cứu sinh. Trong số rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, nguyên nhân chính là do dây painter bị thắt nút quá ngắn hoặc bị mắc vào vật cản trong khi hạ xuồng tại kỳ thực tập bỏ tàu.
Khi một xuồng cứu sinh được hạ xuống cùng toàn bộ thuyền bộ bên trong, phải đóng nắp xuồng cứu sinh lại người điều khiển bên trong thao tác hạ xuồng, và cơ cấu nhả móc đã hoạt động khi xuồng ở trên mặt nước.
Theo phương pháp truyền thống thuyền viên được lệnh tập trung vào xuồng cứu sinh sau khi đã mặc ác phao cứu sinh. Với loại xuồng cứu sinh mui kín, sử dụng áo phao cứu sinh loại có các mảnh phao cứng, sẽ không phải là thao tác hữu ích, vì nó gây khác khăn hoặc không thực hiện được động tác xiết chặt đai an toàn. SOLAS cũng đề cập p tới vấn đề này.
Kết luận
Chủ tàu và người quản lý tàu phải xem xét lại quy trình ngăn ngừa tổn thất thông qua nhiều bài học từ những vụ tai nạn:
Phải bảo dưỡng và hiệu chỉnh cơ cấu nhả móc sao cho xuồng có thể được hạ xuống biển trong vòng 5 phút như yêu cầu của SOLAS. Xuồng cứu sinh phải có khả năng thu hồi được, cơ cấu móc phải được khóa và xuồng phải được kéo lên tàu - Công việc này được thực hiện mà không gây thương tích đối với thuyền viên.
Một số trường hợp khi cần thay thế hoàn toàn cơ cấu nhả móc, phải thao bằng cơ cấu tương tự có cùng thiết kế, giúp ngăn ngừa được thao tác nhả móc vô ý bởi hoạt động của khóa chốt thủy tĩnh, cùng với hai thao tác bắt buộc khác mới có thể nhả móc. Trong tình huống khẩn cấp, tác động của khóa chốt thủy tĩnh có thể được loại bỏ. Hệ thống này cũng có một mắt nối bằng thép đấu với cần davit để chịu tải trọng của toàn bộ xuồng cứu sinh khi tiến hành công tác duy tu bảo dưỡng trên tàu.
Không có hệ thống nào đáng tin cậy 100%, do vậy nhất thiết phải bảo vệ thành viên thuyền bộ trong trường hợp xuồng rơi xuống do cơ cấu nhả móc bị kích hoạt khi xuồng đang treo. Muốn vậy, mỗi một vị trí ngồi phải có giá đệm đỡ phần đầu và toàn bộ lưng cùng vời miếng đệm mông. Phải xiết chặt các vị trí khóa xiết của đai an toàn, thuyền viên không được phép mặc áo phao cứng khi vào trong xuồng.
+ Phải yêu cầu nhà chế tạo xuồng cứu sinh hoặc cơ cấu nhả móc cung cấp sách hướng dẫn chi tiết về cấu trúc, hoạt động và bảo dưỡng. Chủ tàu hoặc người quản lý tàu phải cung cấp cho thuyền viên quy trình huấn luyện về cơ cấu nhả móc và hoạt động của xuồng cứu sinh.
+ Các cơ quan phân cấp phải quan tâm hơn nữa tới khía cạnh ngăn ngừa tổn thất liên quan tới các trang thiết bị an toàn, đặc biệt là cơ cấu cho phép nhả móc khi xuồng đang treo.
Tai nạn xuồng cứu sinh.
Hàng năm rất nhiều vụ việc xảy ra liên quan tới xuồng cứu sinh trên tàu đã được báo cáo về hội bảo hiểm. Các vụ việc được sắp xếp từ mức tai nạn thảm khốc có tổn thất sinh mạng, các vụ chấn thương rất nghiêm trọng tới các tai nạn bình thường khác.
Các vụ tai nạn xuồng cứu stnh đã gây tốn kém không ít cho chủ tàu cũng như hội bảo hiểm. ngoài tổn thất về tài sản, việc bồi thường tổn thất sinh mạng và tàn tật cho những người không may có mặt trên xuồng cứu sinh khi tai nạn xảy ra thường là những con số đáng kể.
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra là do: lỗi của con người; máy hỏng hoặc do lỗi thiết kế; thiếu sự duy tu bảo dường hoặc sử dụng sai quy cách.
Mộ vụ tai nạn thường xảy ra do sự kết hợp các nguyên nhân nêu trên. Mặc dù hầu hết các vụ tai nạn xuồng cứu sinh đã được điều tra triệt để, nhưng kết luận thường là không thể nhận diện được nguyên nhân chính xác của tai nạn. Hội bảo hiểm đã phải trả một khoản tiền bồi thường đáng kể vì hậu quả của những vụ tai nạn xuồng cứu sinh.
Một vụ tai nạn xảy ra gần đây nhất là khi hoàn thiện sửa chữa trên đà, người ta đã quyết định kiểm tra xuồng cứu sinh để đảm bảo chắc chắn rằng cơ cấu đã vận hành một cách thích hợp. Sau thuyền viên đã lên xuồng cứu sinh mạn phải và tiến hành hạ xuồng. Đột nhiên mắt nối lên vào cáp treo phía mũi bị đứt, xuồng cứu sinh sau đó chỉ còn treo lủng lẳng trên móc phía đuôi xuồng, và vì sức căng chiếc móc treo xuồng đã bật ra làm xuồng rơi xuống nước ở thế lộn ngược từ độ cao hơn 20m. Hai thuyền viên bị chết và 4 người bị chấn thương nặng.
Những vụ tai nạn như thế vẫn có thể sẽ tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là tại sao mắt nối dây lên bị đứt làm xuồng cứu sinh rơi xuống? Vấn đề này vẫn đang được điều tra.
Có nhiều nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn liên quan đến xuồng cứu sinh và thường rất khó khăn cho công tác điều tra và chắc chắn con người vẫn tiếp tục phải chịu đựng những mất mát và chi phí tốn kém.
(Theo tài liệu nước ngoài)